+ Reply to Thread
Page 24 of 24 FirstFirst ... 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24
Results 231 to 235 of 235

Thread: WW II: Chiến Thuật, Chiến Lược, Chiến Cụ, Chiến Sỹ, Chiến Đấu & Chiến Trường!

  1. #231

    Re: WW II: Chiến Thuật, Chiến Lược, Chiến Cụ, Chiến Sỹ, Chiến Đấu & Chiến Trường!

    Quote Originally Posted by FromtheStars;20766600|17:40|17/02/2012
    Nói thế Út đừng giận nhé!

    Có chút nước lạnh thì sẽ tỉnh nhanh hơn.

    FS cực dị ứng với những cái từ 'chiến lược' đao to búa lớn. Chiến lược gì mà đọc xong chả thấy cái con đường sinh tồn khả dĩ trong đó.

    FS không khoái cái kiểu học của cái gọi là 'Nghệ thuật'. Cái kiểu học theo kiểu cảm nhận từ những bài học riêng lẻ. Những cái đó đọc thì có vẻ thấy hay ho nhưng mà đã nghe câu nhận định 'không ai tắm 2 lần trên một dòng sông' chưa?

    Chiến lược mà không thấy được xương sống chắc chắn, bền vững của nó thì sao gọi là chiến lược? Nên gọi là trò phiêu lưu, ma mãnh thì có. Làm tầm thường hóa khái niệm này. Theo nó để mà chết thì ai theo làm gì? Hay là làm kẻ cơ hội, nịnh hót, 'làm tý' rồi mkm nó?

    Tâm tư chút vậy là đủ rồi.

    Nói tiếp về tư duy chiến lược nhé!

    Thằng nào thiết kế chiến lược rồi cũng phải làm những việc: Gỡ thế và tạo thế (cũng là mở khả năng). Tất nhiên công việc reveal map là không thể thiếu và phải liên tục.

    Gỡ thế thì phải:

    + Tận dụng hết khả năng chiến thuật. Trên một map có những đặc điểm nhất định, lực lượng nhất định => tổ hợp khả năng là giới hạn nhất định. Như vậy còn mỗi yếu tố con người như sức khỏe, sự minh mẫn, linh hoạt. Ngoài ra, tận dụng hết các sai lầm của đối phương. Nói chungđánh cờ với người thì có cái thú vị ở điểm này.

    + Tạo thê: Thì khỏi nói rồi. Khả năng thì phong phú dồi dào. Lựa chọn dễ dàng hơn. Không bị 'bí' như đối phương. Nhưng ngược lại dễ mắc sai lầm hơn (nếu không đánh giá hết khả năng của đối phương). Tính toán phức tạp hơn. Bộ nhớ và tốc độ tính toán phải khủng hơn.

    Bao giờ trên một Map cũng có những điểm quan trọng đánh dấu những mốc (mục tiêu) mà bất cứ ai chiếm được nó thì: Tăng khả năng của mình, chế ngự, hạn chế khả năng của đối phương. Độ quan trọng của những mốc này có thể được xếp theo thứ tự, tùy theo từng thời điểm.

    Hầu như thằng nào cũng biết được điều này.

    Để chiếm được một trong những mốc đó, đấu thủ thường loằng ngoằng, đánh lừa đối phương.

    Bài nghi binh 'đổi nhà', bỏ con săn sắt, bắt con cá rô khó mà thoát khỏi con mắt lão luyện.

    Nguyên tắc là như vậy, nhưng mục đích của chiến lược mới là quan trọng. Nó mới là điều làm nên sức sống của chiến lược.

    Với nguồn lực hữu hạn như vậy, thử hỏi tìm kiếm khả năng bằng phương tiện nào khác ngoài con người? Bằng chính sự tinh tế, nhạy cảm của mình trước sự biến đổi của thiên nhiên?
    Tớ chẳng giận hờn gì cả. Chỉ hơi quá thất vọng thôi.

    Tưởng đâu gặp được tri kỷ, danh sư, kỳ nhân dị sỹ... để mà thọ giáo thêm hầu mở mang trí tuệ...

    Xem ra bạn bị hoang tưởng.

    Tuyên Bố lung tung; viết vớ vẫn... mới đọc thì rất chi là bí hiểm... nhưng thực chất chỉ là Thùng Rỗng La To--Dốt mà bày đặt làm ra vẻ bí hiểm!

    Bạn cứ tự sướng một mình, tớ sẽ không phí thời gian với những tuyên bố ngô nghê của bạn nữa đâu.

  2. #232

    Re: WW II: Chiến Thuật, Chiến Lược, Chiến Cụ, Chiến Sỹ, Chiến Đấu & Chiến Trường!

    Quote Originally Posted by P20;20768610|22:13|17/02/2012
    Vụ Katyn mình ko biết chính xác ai làm và vì sao, nhưng mình có thể nói chính người Balan đã ký án tử cho mình khi quá tham vọng và ảo tưởng mình có thể sánh vai với Liên Xô và Đức cùng lúc.

    Họ dám từ chối yêu sách của Hitler về Danzig đồng thời đưa ra yêu sách về lãnh thổ với Tiệp Khắc cùng lúc và quay lưng lại với Liên Xô rõ ràng là 1 sự ngu xuẩn hiếm có trong lịch sử ngoại giao của thế giới.
    Interesting...

  3. #233

    Re: WW II: Chiến Thuật, Chiến Lược, Chiến Cụ, Chiến Sỹ, Chiến Đấu & Chiến Trường!

    From TTVNOL:

    Quote Originally Posted by Founding_Father | 22:34|29/02/2012

    Thoát ách phát xít lại rơi vào ách cộng sản


    khi nga tổ chức lễ ăn mừng chiến thắng phát xít ngày 9-5-2005, các nước vùng ban tích, gồm estonia, latvia, lithuania, và ba lan đã do dự không biết có nên cử đại diện đến nga tham dự sự do dự và bàn cãi tại về có nên tham dự hay không ở các nước này đặt ra câu hỏi: Có phải là sự chấm dứt nền cai trị độc ác của đức quốc xã sau thế chiến 2 cũng là sự khởi đầu của nền độc tài sô viết và sự chiếm đóng của liên xô tại các nước này?

    Nếu thế thì ngày 9 tháng 5 đối với các nước này chẳng thể gọi là ngày ăn mừng châu âu được giải phóng.

    Tổng thống các nước estonia và lithuania xem là một sự sỉ nhục cho quốc gia họ nếu họ đứng cạnh tổng thống nga vladimir putin tại quãng trường đỏ để dự lễ mừng chiến thắng phát xít . Tổng thống latvia sẽ đi mascơva để dự lễ nhưng hứa trước với dân của ông là sẽ đòi hỏi nga phải xin lỗi về những đối xử của nga trước đây đối với các nước vùng biển ban tích.

    Tổng thống ba lan aleksander kwasniewski bị áp lực mạnh mẽ ở trong nước đòi hỏi ông đừng đi, nhưng ông trả lời: "chúng ta cũng phải công nhận là người nga đã đóng vai trò lớn trong việc đánh bại phát xít và họ đã thiệt hàng triệu sinh mạng". Dù vậy, nhiều người ba lan từng tham gia kháng chiến chống lại liên xô xâm chiếm ba lan và từng bị cầm tù bởi cộng sản đã cực lực phản đối chuyến đi của tổng thống aleksander kwasniewski.

    Trong ngày mừng chiến thắng phát xít tại luân đôn, anh quốc, năm 1945, liên xô đã đề nghị với ban tổ chức không cho các đơn vị quân đội của ba lan diễn hành lấy cớ là ba lan không phải là một cường quốc thắng trận mặc dầu nửa triệu quân, dân ba lan đã tham dự cuộc chiến chống lại đức quốc xã trong thế chiến 2.

    Ngày nay, ba lan vẫn đang đòi nga phải mở hồ sơ về vụ hồng quân nga vào năm 1940 đã giết hàng ngàn sĩ quan ba lan tại rừng katyn rồi chôn vào các nấm mồ tập thể . Chuyện đó xảy ra khi hồng quân nga tiến vào chiếm ba lan theo thỏa thuận trong hiệp ước chia nước ba lan giữa đức quốc xã và liên xô.

    Và nhất là các nước vùng ban tích và ba lan đòi hỏi điệm kremlin phải xin lỗi về hiệp ước molotov-ribbentrop, ký kết giữa liên xô và đức quốc xã ngày 23-8-1939, là hiệp ước bất tương xâm giữa hai nước nhưng cũng là hiệp ước để chia phần đất đai các ban tích và ba lan. Hiệp ước này có phần được tuyên bố công khai là hai nước đức và liên xô sẽ không xâm phạm đến nhau trong vòng 10 năm . Ngoài ra còn một văn bản bí mật ký kết giữa hai ngọai trưởng molotov và ribbentrop, theo đó đức quốc xã sẽ nhường cho liên xô các nước vùng ban tích: Estonia, latvia, lithuania và đức sẽ chiếm nửa phía tây của ba lan . Còn liên xô ngoài 3 nước ban tich nhận được, sẽ chiếm nửa phía đông của ba lan để đổi lại là khi đức quốc xã lâm chiến với anh, pháp thì liên xô sẽ không đánh đức . Một tuần lễ sau khi ký hiệp ước này, ngày 1-9-1939, đức đem quân chiếm ba lan, mở đầu cho trận đệ nhị thế chiến . Hơn 2 tuần lễ sau khi đức xâm chiếm ba lan, ngày 17-9-1939, liên xô đem quân chiếm ba lan theo như văn bản bí mật đã thỏa thuận với đức . Liên xô đã dấu nhẹm văn bản chia đất bí mật này cho đến năm 1989 mới chịu thú nhận .


    hình bên: Ngoại trưởng liên xô molotov (ngồi) đang ký vào hiệp ước bất tương xâm giữa đức và liên xô. Ngoại trưởng đức quốc xã robbentrop (người mặc vét) đứng sau lưng ông molotov . Stalin (mặc áo màu nhạt) đứng cạnh robbentrop .


    hình bên: Bản đồ phân chia các nước vùng ban tích và ba lan. Vùng tô màu xanh lá cây đậm được đức quốc xã nhường cho liên xô, gồm estonia, latvia, lithuania và một nửa phía đông của ba lan . Vùng tô màu nhạt là nửa phía tây của ba lan, thuộc về đức quốc xã .

    Năm 1940, sau khi đức quốc xã gây chiến, trong khi anh đang phong tỏa kinh tế của đức thì liên xô là nước vẫn tiếp tục cung cấp lương thực và nguyên vật liệu cho guồng máy chiến tranh của phát xít đức để đổi lại đức bán các máy móc cho liên xô . Chỉ đến khi hitler xóa bỏ hiệp ước molotov-ribbentrop mà tấn công liên xô thì lúc đó liên xô mới bắt buộc phải tham dự cuộc chiến tranh chống phát xít.

    Ngày nay, nhiều người dân ban tích đã từng sống dưới hai chế độ đức và liên xô, vẫn cho rằng sống dưới chế độ phát xít đức dù sao cũng vẫn còn ít đau khổ hơn sống dưới chế độ sô viết . Liên xô đã đối xử với người dân các xứ này một cách dã man . Stalin đã ra lệnh đem hàng triệu người dân từ vùng ban tích sang tây bá lợi á bắt họ làm việc như nô lệ để đóng góp sự giàu mạnh cho liên xô . Nhiều người dân xứ này đã từng chiến đấu bên phía đức chống lại liên xô vẫn còn được đồng bào họ coi như là những người ái quốc.

    Tổng thống estonia arnold ruutel nói rằng nhà lãnh đạo xứ lithuania từng nói hiệp ước giữa hitler và stalin hiến dâng nước tổ quốc của ông ta cho liên xô là điều làm ông không thể đi mascơva để dự lễ mừng chiến thắng đức quốc xã được .

    Đối với người ba lan, liên xô còn làm nhiều điều mà ngày nay họ không thể nào quên được . Khi hồng quân liên xô đánh lui quân đức và tiến đến gần vácsava, những người kháng chiến ba lan thấy hồng quân đã đến cửa ngõ vácsava bèn nổi lên đánh trả quân đức với hy vọng là hồng quân sẽ tiến lên trợ giúp . Nhưng hồng quân nga đã án binh bất động để cho quân đội đức tàn sát hết những người kháng chiến ba lan rồi sau đó mới tiến lên đánh quân đức . Mục đích của hồng quân ba lan là mượn tay quân đội đức để tiêu diệt hết các lực lượng yêu nước ba lan để không còn ai chống đối đảng cộng sản ba lan khi liên xô đưa đảng này lên cầm quyền.

    Với cách đối xử của liên xô như thế thảo nào ba lan là nước đầu tiên đòi tách ra khỏi khối xô viết vào cuối thập niên 80. Nhìn vào hành động thô bạo của liên xô đối với các lân bang như thế thì chẳng có gì giống với lời tuyên bố hứa hẹn sẽ giải phóng các dân tộc thuộc địa của lê nin tại đại hội của đệ tam quốc tế cộng sản vào năm 1920 . đó chẳng phải là giải phóng mà chỉ là hành động bành trướng, sáp nhập của đế quốc.

    Trong suốt thời gian 70 năm tồn tại của chế độ sô viết , liên xô luôn luôn giành một phần rất lớn công của để trợ giúp các đảng cộng sản tại các nước thế giới thứ ba nổi lên chiếm chính quyền tại nước họ . Phải chăng là liên xô muốn các nước này được giải phóng ra khỏi ách thực dân anh, mỹ để trở thành tự do hay chỉ là để trở thành một loại thuộc địa của liên xô, cung cấp nguyên liệu, nhân công và thị trường cho liên xô thay vì cung cấp cho các nước tư bản . Cứ nhìn xem cách đối xử của liên xô đối với các dân tộc vùng ba tích và ba lan thì tìm thấy câu trả lời. Trong thập niên 1970 trở về sau, chính quyền liên xô đã giành từ 30% đến 50% tổng sản lượng quốc gia cho chiến tranh bỏ mặc cho dân liên xô sống thiếu thốn, đói khổ . Lúc đó liên xô đang ở trong thời bình không đánh nhau với nước nào thì tài nguyên dùng cho chiến tranh đó là để viện trợ cho các đảng "cộng sản anh em" tại các nước thế giới thứ ba . đến cả nhân dân của mình mà các nhà lãnh đạo liên xô còn không quan tâm thì có lẽ nào họ thương dân tại các nước thế giới thứ ba hơn chính đồng bào của họ ? Các nhà lãnh đạo liên xô chỉ muốn bành trướng quyền lực và ảnh hưởng của mình ra trên thế giới và xem tài nguyên đất nước và người dân của xứ mình như là công cụ để cho họ thực hiện tham vọng của mình .

  4. #234

    WW II: Chiến Thuật, Chiến Lược, Chiến Cụ, Chiến Sỹ, Chiến Đấu & Chiến Trường!

    From Live Science:

    Rossella Lorenzi, Discovery News
    Date: 19 February 2012 Time: 11:49 AM ET

    New evidence has emerged to support the controversial claim that Hitler had a son with a French teenager, the French magazine LePoint reported on Friday.

    The man, Jean-Marie Loret, claimed to be the Fuhrer's son in 1981, when he published an autobiography called "Your Father's Name Was Hitler." He died four years later aged 67, not being able to prove his family line.

    But Loret's Paris lawyer, François Gibault, told the French magazine that a number of photographs and documents can now support the claim.

    He also revealed how Loret got to know about his parentage.

    Born in March, 1918, Loret grew up knowing nothing about his father. His mother, Charlotte Lobjoie, had given him away for adoption to a family called Loret.

    Then, in the early 1950s, just before her death, Miss Lobjoie told her son that at 16 she had a brief affair with Hitler. He was conceived after a "tipsy" evening in June 1917.

    She told him that during the First World War, Hitler was a young soldier fighting the French near Seboncourt, in the Picardy region. He made his way to Fournes-in-Weppe, a town west of Lille, for regular leave.

    "I was cutting hay with other women, when we saw a German soldier on the other side of the street," Miss Lobjoie told her son.

    "He had a sketch pad and seemed to be drawing. All the women found this soldier interesting, and wanted to know what he was drawing. They picked me to try to approach him," she said.

    The pair started a brief relationship, and the following year Jean-Marie was born.

    "On the rare occasions your father was around, he liked to take me for walks in the countryside. But these walks usually ended badly. Your father, inspired by nature, launched into speeches I did not really understand," Miss Lobjoie said.

    She recalled that Loret's father did not speak French "but solely ranted in German, talking to an imaginary audience."

    "Even if I spoke German I would not be able to follow him, as the histories of Prussia, Austria and Bavaria where not familiar to me at all," Miss Lobjoie said.

    The revelation haunted Loret for the rest of his life. Amazingly, in 1939 he went on to fight the Germans, defending the Maginot Line. Later, during the Nazi occupation, Loret even joined the French Resistance, and was given the codename "Clement".

    He could not possibly believe to be the son of one the most notorious men ever to have lived.

    "In order not to get depressed, I worked tirelessly, never taking a vacation. For twenty years I didn't even go to a movie," Loret wrote in his book.

    According to Gibault, during the 1970s Loret began seeking evidence of about his father. In 1979 he met the lawyer and introduced himself by saying: "I am the son of Hitler. Tell me what I should do."

    "He was a bit lost and did not know whether he wanted to be recognized as the son of Adolf Hitler or to erase all that completely ... I talked with him a lot, playing the role of psychologist rather than lawyer," LePoint quoted Guibalt as saying.

    The magazine reported that Loret began investigating his past in full force, employing a team of scientists such as an historian, a geneticist from the University of Heidelberg, and a handwriting analyst.

    "All reached the same conclusion. Jean-Marie Loret was probably the son of Adolf Hitler," Le Point wrote.

    According to the magazine, Hitler refused to acknowledge his son, but send Miss Lobjoie money.

    The new evidence would include official Wehrmacht, or German Army, documents which show that officers brought envelopes of cash to Lobjoie during the German occupation of France.

    Moreover, paintings signed "Adolf Hitler" were discovered in Miss Lobjoie's attic. In addition, a picture of a woman painted by Hitler "looked exactly like Loret's mother," wrote Le Point.

    In view of the new findings, a revised version of Loret's book will be published, and the new evidence detailed.

    According to Gibault, Loret's children could claim royalties from Hitler's Mein Kampf.

    This article was provided by Discovery News.

  5. #235

    Re: WW II: Chiến Thuật, Chiến Lược, Chiến Cụ, Chiến Sỹ, Chiến Đấu & Chiến Trường!

    Quote Originally Posted by dinhson90;21756115|00:31|30/05/2012
    Bạn VY thân mến! mình có đọc về cách bạn nói trong WW II xe tăng càng ngày càng lỗi thời khi xuất hiện máy bay diệt tăng. Nhưng hiện nay, lý thuyết quân sự hiện đại vẫn phát triển [học thuyết?] lấy xe tăng làm chủ lực cơ giới trong chiến tranh, ngay cả khi các thiết bị bay như tên lửa, máy bay trực thăng săn tìm tăng đã hiện đại hóa rất nhiều so với thời WWII đấy bạn ạ. Vì sao ư! Vì phát triển 1 quân đoàn xe tăng được hỗ trợ phòng không cơ động và yểm trợ bộ binh (nhất là bộ binh cơ giới hóa) vừa rẻ, vừa hiệu quả, [lại] vừa tạo được hiệu ứng uy hiếp mạnh hơn trên đất liền, so với phát triển 1 quân đoàn xe tăng đấy bạn ạ. Trong cả cuộc chiến WW II thì chưa có một quân đoàn máy bay nào tham gia vào một trận đánh cụ thể cả, chỉ tham gia vào cấp chiến lược thôi. Việc sử dụng máy bay lúc đó còn hạn chế, bởi muốn cất cánh cần đáp ứng hậu cần cao hơn nhiều so với 1 xe tăng. Sẽ như thế nào nếu như một cánh quân (cụ thể là ĐQX) cơ động thọc sâu chia cắt và chiếm cứ một sân bay gần cuộc giao chiến giữa hai bên. Lúc đó việc yểm trợ trên bầu trời chỉ có tác dụng như một đòn tâm lý mà thôi. Bởi hiệu quả không cao [chưa kể đến không lực yểm trợ của đối phương trên không]. (Viết có dấu mỏi tay quá, viết không dấu vậy). Còn với một sân bay nằm gần khu vực giao tranh của hai bên chắc chắn nó sẽ bị oanh kích cơ của đối phương ưu tiên. Việc hỗ trợ trên không là cần thiết, nhưng không mang tầm quyết định cho cuộc chiến. Chính xe tăng lúc đó mới là con ắt chủ bài của mỗi lực lượng tham chiến trong WW II. Vì sao? Vì xe tăng mới chính là mũi nhọn thọt sâu, chia cắt hợp vây chủ yếu trong chiến thuật chiến tranh chớp nhoáng của ĐQX, và sau này là của Lien Xô. Nó tạo ra mũi nhọn như vậy vì hỏa lực, tốc độ bất ngờ. Và lực lượng xe tăng ĐQX thời kì đầu WW II được cho là tinh nhuệ nhất thế giới lúc ấy [Liên Xô làm dư số lượng xe tăng nhiều hơn ĐQX [sau] khi xảy ra chiến tranh] và chiến thuật của người Đức đi trước phần còn lại của thế giới một bước [việc tập trung xe tăng thành những quân đoàn, tập đòan quân tạo thành mũi nhọn thọc sâu chia cắt đối phương theo phong cách chiến tranh chớp nhoáng (Blitzkrieg) chứ không xé lẻ các đơn vị xe tăng làm nhiệm vụ yểm trợ cho bộ binh như các nước khác, sử dụng tàu ngầm như một vũ khí hủy diệt trên đại dương, kết thúc thời kì hòang kim của thiết giáp hạm hạng nặng [tàu ngầm + máy bay săn hạm] vậy sao bạn nói xe tăng lại không hợp với chiến trường cơ chứ [Bạn cho tư duy sử dụng xe tăng lỗi thời thay vì không quân]. Không quân là vô địch khi những chiếc máy bay cất cánh được trên bầu trời, nhưng nó không đem đến sự tàn phá khủng khiếp bằng những vị thần chiến tranh [binh chủng pháo binh], không tạo thành các mũi thọt sâu vào hậu cứ quân địch [như binh chủng xe tăng + yểm trợ bộ binh cơ giới], không tiêu diệt được những cụm quân lớn [một sư đòan không quân sẽ tiêu diệt được bao nhiêu lính trong một tập đòan quân bộ bỉnh], không làm tản rạn được các khối quân chủ lực [oanh kích mà không thể tấn công phủ đầu các đơn vị quân lớn trên một chiến trường rộng lớn thì làm sao tiêu diệt được cả cụm quân đó] vậy không quân so với lục quân bạn đã biết bên nào lợi hại hơn trong cả trận đánh rồi chứ. Còn nhiều điều nữa nhưng khuya quá, khi nào rảnh [tôi sẽ] bình luận thêm.

    ...

    Chán thật. Đọc mấy trang đầu thấy hay hay, vào viết bài định làm một bài tường tận để tranh luận cùng anh em, thì đọc phải mấy comments sau thấy chủ topic thì ra cũng là ... rụt đầu. Mới đăng ký làm thành viên diễn đàn mà đọc phải cái này chán khỏi muốn đọc thệm
    Thân Chào bạn dinhson90,

    Cám ơn bạn đã tham gia topic này. Xin lỗi vì đã bỏ quên thread, không trả lời bạn sớm hơn.

    Tôi sẽ đọc kỹ bài bạn viết, và trả lời đầy đủ hơn, sau khi tham khảo thêm tài liệu.

    Bạn có thể tìm hiểu thêm về WW II qua những tập phim tài liệu do đài History thực hiện, đã được uploaded lên YouTube trong đây:

    War - Chiến Tranh

+ Reply to Thread
Page 24 of 24 FirstFirst ... 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 24th December 2014, 01:04 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts