+ Reply to Thread
Page 13 of 24 FirstFirst ... 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 ... LastLast
Results 121 to 130 of 235

Thread: WW II: Chiến Thuật, Chiến Lược, Chiến Cụ, Chiến Sỹ, Chiến Đấu & Chiến Trường!

  1. #121
    Do Do
    Guest

    Re: WW II: Chiến Lược, Chiến Thuật, Chiến Cụ, Chiến Sỹ và Chiến Đấu & Chiến Thắng!

    Quote Originally Posted by sairagon;19292263|14:54|22/06/2011

    Chưa cần nói đánh đấm, nó phong tỏa đường biển ngồi đấy bốc đất lên mà ăn à
    Bởi vậy những "Cư Dân" trên TS cần được giúp đỡ để có những phương tiện di chuyển để tự sinh tồn... :

  2. #122
    Do Do
    Guest

    Re: WW II: Chiến Lược, Chiến Thuật, Chiến Cụ, Chiến Sỹ và Chiến Đấu & Chiến Thắng!

    Cám ơn các bác Maseo, danngoc & những bác khác đã bổ sung giùm thêm những chi tiết về Liên Xô nhé.

    Tớ không biết tiếng Nga, thành ra thông tin về phe CHXHCN thì mù tịt. Chỉ dựa vào A & E, TLC, Discovery, History, Military Channels... và những chương trình tài liệu trên BBC & PBS thôi.

    Xin lỗi bác NSĐ, mấy bữa nay mê chém gió vs @@@ quá, nên không trả lời cho bác được.

    Sẵn hôm nay, nhân dịp 70 năm, ngày Hitler phát động Chiến Dịch Barbarossa, tớ sẽ cố gắng tập trung hầu chuyện với bác nhé.

    Quote Originally Posted by NgoiSaoDen;19285679|15:03|21/06/2011
    Bài viết của bạn dài quá tớ tạm trả lời 1 vài ý nhé:

    - "Một cá nhân muốn thành đạt, cần phải hội đủ những yếu tố căn bản và tối thiểu [như là khả năng, trí tuệ, nghị lực và ý chí...]. Một quốc gia muốn trở nên hùng cường cũng vậy [cần phải có Tài Nguyên dồi dào, Dân Trí cao, Chính Phủ/Lãnh Đạo sáng suốt...]"
    + Nhật Bản là Cường Quốc từ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 mà không thể nói hồi đó họ có dân trí cao và tài nguyên dồi dào được. Theo tớ bạn các điều kiện bạn nêu còn thiếu để một đất nước trở thành cường quốc đó là những nhà cải cách tiên phong như Fukuzawa Yukichi, Meiji Thiên Hoàng...của Nhật Bản, Otto Von Bismarck của Phổ...
    + Tiềm lực tổng lực của Đồng Minh có thể cao hơn phe Trục tuy nhiên cho đến năm 1941, Mỹ chưa tham chiến, Toàn bộ Châu Âu hoặc là vùng chiếm đóng hoặc là đồng minh của Đức ngoại trừ Anh. Liên Xô đã mất toàn bộ Ukraina (nơi cung cấp nông sản chính, vựa lúa mỳ của Liên Xô) Belarus và một phần lớn phần lãnh thổ Châu Âu của Liên Xô (nơi tập trung phần lớn ngành công nghiệp của Liên Xô). Gần như toàn bộ Châu Âu công nghiệp hóa nắm trong tay phe Trục, chưa kể Đức có thể huy động toàn bộ nền công nghiệp Quốc Phòng của Pháp vốn dĩ cũng rất mạnh.

    Nhật Bản đã chiếm Triều Tiên, Đài Loan, Mãn Châu...và một phần của Trung Quốc (để bổ sung cho các tài nguyên thiếu thốn trong nước). Vì vật tớ nghĩ cho đến năm 1941 tương quan lực lượng Đồng Minh chưa hẳn đã hơn phe Trục. Bạn có thể nói tuy Mỹ không tham chiến nhưng cung cấp nhu yếu phẩm cho Liên Xô và Anh, tuy nhiên tớ nghĩ một mình Mỹ lúc đó sức sản xuất không thể bằng toàn bộ Châu Âu được đồng thời để hàng viện trợ đến được Anh, Liên Xô các tàu vận chuyển sẽ phải vượt qua Đại Tây Dương.
    + Về chính sách và chiến lược: Các nước phe Trục đã chuyển bị chiến tranh tổng lực từ những năm 1930, đặc biệt là Đức và phần nào đó là Nhật. Đức đã chuẩn bị rất tốt trước khi chiến tranh xảy ra, về lục quân Đức có lực lượng bộ binh cơ giới hóa và tăng thiết giáp cực kỳ hiện đại có lực lượng thông tin liên lạc phối hợp giữa các lực lượng. Không quân Đức đứng đầu thế giới, hải quân Đức không đủ tiềm lực cạnh tranh với Đồng Minh vì vậy họ phát triển binh chủng tàu ngầm. Về chiến lược và chiến thuật trong giai đoạn đầu của cuộc chiến quân Đức cũng vượt trội hơn các nước Đồng Minh (Nước Pháp một trong các trụ cột chính của Đồng Minh thất trận trong 1 tháng, lực lượng viên chinh Anh thiệt hại nặng nề, mất toàn bộ các trang thiết bị hạng nặng, Liên Xô cũng thiệt hại nặng nề trong các trận Minsk và kiev mất hàng triệu quân...). Quân Đức cũng đã áp sát Moskva có nơi chỉ còn cách 20km, Liên Xô trụ cột lớn nhất của Đồng Minh lúc này đứng trước thời điểm tồn vong. => Như vậy có thể thấy phe Trục không phải không có cơ hội chiến thắng.

    Sau này, nhiều sử gia Liên Xô nói rằng với tiềm lực lớn hơn, tinh thần cao hơn, chính nghĩa cao hơn, lý tưởng cao hơn...chiến thắng của Liên Xô là điều tất yếu. Thực ra tứ nghĩ đây là một điểm ngoặt của cuộc chiến, vì lúc đó Liên Xô đang liên tục thất trận Belroussia, Kiev, Smolenska thiệt hại hàng triệu quân, các nhà máy chuyển từ phía Tây sang phía Đông chưa kịp sản xuất, vũ khí, quân nhu và lương thực đều thiệt hại nặng nề...Nếu lúc này Hitler không quá tự tin vào chiến thằng điều thêm các sư đoàn thiết giáp đang đóng ở Pháp sang, hoặc ít nhất là điều thêm quân của các nước chư hầu Ý, Rumani, Hungari...và nhất là không yêu cầu quân Nhật tấn công Liên Xô từ phía Đông một cách mạnh mẽ hơn theo đúng các điều khoản của hiệp ước phe Trục thì tính thế có thể đã khác. Khi biết chắc chắn Nhật Bản không tấn công, Liên Xô đã rút các đạo quân tinh nhuệ của mình từ Viễn Đông về và đánh bật quân Đức ra khỏi Moskva.

    Sai lầm của Hitler tại thời điểm này là quá tự tin vào sức mạnh của quân Đức và coi thường sức mạnh của Liên Xô, coi thường sức mạnh của quân chư hầu và Đồng Minh Nhật Bản.
    => Tớ lấy ví dụ như thế để chứng minh rằng trong chiến tranh không có gì là tất yếu, một sai lầm của 1 cá nhân có thể làm thay đổi cán cân 2 bên và làm thay đổi lịch sử thế giới. Thực tế tại tời điểm 1941 rất nhiều lãnh đạp Anh - Mỹ đã cho rằng việc Liên Xô thất bại chỉ còn là vấn đề thời gian, các lãnh đạo tối cao của Liên Xô cũng đã tính tới việc rút khỏi Moskva.
    Quote Originally Posted by NgoiSaoDen;19285679|15:03|21/06/2011
    - Một ví dụ nữa tớ muốn nói đến để chứng minh rằng không có gì là tất yếu và lịch sử đôi khi thay đổi bới những sự kiện hết sức ngẫu nhiên đó là: Khi Hitler quyết định tiến công vào Nam Tư một đất nước nhỏ bé và không thực sự có vị trí quan trọng vì những lý do mang tính cá nhân và do đó rời kế hoạch tấn công Liên Xô lại 4 tuấn và ảnh hưởng hết sức to lớn đến kết cục của cuộc chiến. Có thể mùa đông cực lạnh của nước Nga không phải là lý do chính nhưng là một lợi thế hết sức quan trọng của Liên Xô, nhiệt độ xuống thấp khiến cho xăng cũng bị đông cứng và ảnh hưởng rất mạnh đến tính cơ động của các đạo quân thiết giáp, xương sống của lục quân Đức Quốc Xã.

  3. #123
    Do Do
    Guest

    Re: WW II: Chiến Lược, Chiến Thuật, Chiến Cụ, Chiến Sỹ và Chiến Đấu & Chiến Thắng!

    Quote Originally Posted by NgoiSaoDen;19285679|15:03|21/06/2011
    Bài viết của bạn dài quá tớ tạm trả lời 1 vài ý nhé:

    + Nhật Bản là Cường Quốc từ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 mà không thể nói hồi đó họ có dân trí cao và tài nguyên dồi dào được. Theo tớ bạn các điều kiện bạn nêu còn thiếu để một đất nước trở thành cường quốc đó là những nhà cải cách tiên phong như Fukuzawa Yukichi, Meiji Thiên Hoàng...của Nhật Bản, Otto Von Bismarck của Phổ...
    Nhật tuy không có một số quặng mỏ cần thiết [như dầu lửa] để sản xuất những mặt hàng chiến lược, nhưng nước Nhật bao gồm nhiều quần đảo, mặc dù không đủ đất đai canh tác để sản xuất nông sản để nuôi mấy chục triệu dân, nhưng họ có một lãnh hải rộng lớn, với kỹ nghệ hàng hải tiên tiến, họ đã có thể khai thác được một số lượng hải sản rất lớn. Không thể nói Nhật nghèo về tài nguyên được.

    Tuy không phải là quốc gia sản sinh ra những nhà khoa học gia lẫy lừng, khai hoá nhân loại, đẻ ra những học thuyết mới, sáng tạo ra những kỹ thuật tân kỳ [như là Euclid, Newton, Eistein, Edison...], nhưng dân Nhật có tinh thần kỷ luật/tự trọng rất cao, biết nghe lời cấp trên, biết khâm phục cái hay cái đẹp, và biết làm việc với nhau để đạt đuợc hiệu quả/năng suất cao...

    Và quan trọng nhất là khi đó [lúc Mỹ ra tối hậu thư, đòi Nhật phải mở cửa, thông thương với Phương Tây], họ đã có được một vị Minh Quân đứng ra để lèp lái đất nước [học hỏi Phương Tây] để vươn mình, trở thành một nước đã được Kỹ Nghệ Hóa-trong khi VN vẫn theo đuôi TQ Bế Quan Tỏa Cảng, cho rằng chỉ có Thiên Triều là đỉnh, còn tụi Tây chỉ là đám Bạch Quỷ yêu ma...

  4. #124
    Do Do
    Guest

    Re: WW II: Chiến Lược, Chiến Thuật, Chiến Cụ, Chiến Sỹ và Chiến Đấu & Chiến Thắng!

    + Tiềm lực tổng lực của Đồng Minh có thể cao hơn phe Trục tuy nhiên cho đến năm 1941, Mỹ chưa tham chiến, Toàn bộ Châu Âu hoặc là vùng chiếm đóng hoặc là đồng minh của Đức ngoại trừ Anh. Liên Xô đã mất toàn bộ Ukraina (nơi cung cấp nông sản chính, vựa lúa mỳ của Liên Xô) Belarus và một phần lớn phần lãnh thổ Châu Âu của Liên Xô (nơi tập trung phần lớn ngành công nghiệp của Liên Xô). Gần như toàn bộ Châu Âu công nghiệp hóa nắm trong tay phe Trục, chưa kể Đức có thể huy động toàn bộ nền công nghiệp Quốc Phòng của Pháp vốn dĩ cũng rất mạnh.

    Nhật Bản đã chiếm Triều Tiên, Đài Loan, Mãn Châu...và một phần của Trung Quốc (để bổ sung cho các tài nguyên thiếu thốn trong nước). Vì vật tớ nghĩ cho đến năm 1941 tương quan lực lượng Đồng Minh chưa hẳn đã hơn phe Trục. Bạn có thể nói tuy Mỹ không tham chiến nhưng cung cấp nhu yếu phẩm cho Liên Xô và Anh, tuy nhiên tớ nghĩ một mình Mỹ lúc đó sức sản xuất không thể bằng toàn bộ Châu Âu được đồng thời để hàng viện trợ đến được Anh, Liên Xô các tàu vận chuyển sẽ phải vượt qua Đại Tây Dương.

    + Về chính sách và chiến lược: Các nước phe Trục đã chuyển bị chiến tranh tổng lực từ những năm 1930, đặc biệt là Đức và phần nào đó là Nhật. Đức đã chuẩn bị rất tốt trước khi chiến tranh xảy ra, về lục quân Đức có lực lượng bộ binh cơ giới hóa và tăng thiết giáp cực kỳ hiện đại có lực lượng thông tin liên lạc phối hợp giữa các lực lượng. Không quân Đức đứng đầu thế giới, hải quân Đức không đủ tiềm lực cạnh tranh với Đồng Minh vì vậy họ phát triển binh chủng tàu ngầm. Về chiến lược và chiến thuật trong giai đoạn đầu của cuộc chiến quân Đức cũng vượt trội hơn các nước Đồng Minh (Nước Pháp một trong các trụ cột chính của Đồng Minh thất trận trong 1 tháng, lực lượng viên chinh Anh thiệt hại nặng nề, mất toàn bộ các trang thiết bị hạng nặng, Liên Xô cũng thiệt hại nặng nề trong các trận Minsk và kiev mất hàng triệu quân...). Quân Đức cũng đã áp sát Moskva có nơi chỉ còn cách 20km, Liên Xô trụ cột lớn nhất của Đồng Minh lúc này đứng trước thời điểm tồn vong. => Như vậy có thể thấy phe Trục không phải không có cơ hội chiến thắng.

    Sau này, nhiều sử gia Liên Xô nói rằng với tiềm lực lớn hơn, tinh thần cao hơn, chính nghĩa cao hơn, lý tưởng cao hơn...chiến thắng của Liên Xô là điều tất yếu. Thực ra tứ nghĩ đây là một điểm ngoặt của cuộc chiến, vì lúc đó Liên Xô đang liên tục thất trận Belroussia, Kiev, Smolenska thiệt hại hàng triệu quân, các nhà máy chuyển từ phía Tây sang phía Đông chưa kịp sản xuất, vũ khí, quân nhu và lương thực đều thiệt hại nặng nề...Nếu lúc này Hitler không quá tự tin vào chiến thằng điều thêm các sư đoàn thiết giáp đang đóng ở Pháp sang, hoặc ít nhất là điều thêm quân của các nước chư hầu Ý, Rumani, Hungari...và nhất là không yêu cầu quân Nhật tấn công Liên Xô từ phía Đông một cách mạnh mẽ hơn theo đúng các điều khoản của hiệp ước phe Trục thì tính thế có thể đã khác. Khi biết chắc chắn Nhật Bản không tấn công, Liên Xô đã rút các đạo quân tinh nhuệ của mình từ Viễn Đông về và đánh bật quân Đức ra khỏi Moskva.

    Sai lầm của Hitler tại thời điểm này là quá tự tin vào sức mạnh của quân Đức và coi thường sức mạnh của Liên Xô, coi thường sức mạnh của quân chư hầu và Đồng Minh Nhật Bản.

    => Tớ lấy ví dụ như thế để chứng minh rằng trong chiến tranh không có gì là tất yếu, một sai lầm của 1 cá nhân có thể làm thay đổi cán cân 2 bên và làm thay đổi lịch sử thế giới. Thực tế tại tời điểm 1941 rất nhiều lãnh đạo Anh - Mỹ đã cho rằng việc Liên Xô thất bại chỉ còn là vấn đề thời gian, các lãnh đạo tối cao của Liên Xô cũng đã tính tới việc rút khỏi Moskva.

    - Một ví dụ nữa tớ muốn nói đến để chứng minh rằng không có gì là tất yếu và lịch sử đôi khi thay đổi bới những sự kiện hết sức ngẫu nhiên đó là: Khi Hitler quyết định tiến công vào Nam Tư một đất nước nhỏ bé và không thực sự có vị trí quan trọng vì những lý do mang tính cá nhân và do đó dời kế hoạch tấn công Liên Xô lại 4 tuần và ảnh hưởng hết sức to lớn đến kết cục của cuộc chiến. Có thể mùa đông cực lạnh của nước Nga không phải là lý do chính nhưng là một lợi thế hết sức quan trọng của Liên Xô, nhiệt độ xuống thấp khiến cho xăng cũng bị đông cứng và ảnh hưởng rất mạnh đến tính cơ động của các đạo quân thiết giáp, xương sống của lục quân Đức Quốc Xã.
    Có thể nói phát động chiến tranh với Liên Xô là một yếu tố/bước ngoặc lớn, đánh dấu/khởi đầu cho sự thất bại [tất yếu] của Đức Quốc Xã.

    Ngày hôm nay, với những thông tin tổng hợp từ các bên, ta có thể hình dung, tưởng tượng ra, và sắp xếp lại... các diễn tiến để có thể "thay đổi tình hình", khiến cho kết cuộc không xảy ra như trong WW II @ 1945. Nếu vậy, thì không còn có cái gọi là "Hệ Quả Tất Yếu" nữa. Như bác nói, nếu ... thì ..., chưa chắc Đức đã thua Liên Xô...

    Từ chuyện này, tớ nảy ra một ý tưởng khác, cảm thấy rât là lý thú. Hy vọng sẽ có cơ hội được nêu ra để 8 láo với các bạn.

    Nhân dịp 70 ngày Hitler phát động Chiến Dịch Barbarossa, tớ chỉ muốn kết lại [trong điểm đang tranh luận vs bác] như sau:

    - Đức Quốc Xã đi đến thất bại là một Hệ Quả Tất Yếu, vì Fuhrer là Hitler.

    NẾU Hitler không là Fuhrer, thì đã không có ĐQX, đã không có WW II... nên không còn gì để bàn thêm.

    Về chuyện nước Đức có thể trở mình, giàn xếp để trở thành một cường quốc [đang chiến thắng, đang phát triển...] là một kịch bản khả dĩ có thể xảy ra, NẾU Hitler biến mất khỏi sân khấu chính trị [mất hết quyền lực] sau khi Pháp đầu hàng. Chứ mà để Hitler làm lãnh tụ tối cao, độc tài toàn trị, thì cho dù thế nào đi nữa [Công Nghiệp Quốc Phòng Đức có làm được bao nhiêu thứ hàng độc, các tướng lãnh ai cũng tài giỏi như Rommel...] thì cuối cùng Đức [và Phe Trục] cũng sẽ thua trận thê thảm.

    Nguyên Nhân không phải chỉ vì một hai trái bom/hòn đạn rơi trật mục tiêu, Mùa Đông [Nước Nga] đến sớm hay đến trễ--mà là vì cái tư duy/tâm lý (Mentality) không bình thường của Hitler [mà lúc đó Dân Đức vì đã bị mê hoặc bởi những thành quả trước đó, nên không thể nhận ra], được bộc lộ/thể hiện trong cuốn sách do hắn ta "viết": My Life (Mein Kampf).

  5. #125
    Do Do
    Guest

    Re: WW II: Chiến Lược, Chiến Thuật, Chiến Cụ, Chiến Sỹ và Chiến Đấu & Chiến Thắng!

    Quote Originally Posted by phuonglv;19297226|10:27|23/06/2011
    Câu này bác nói e không chuẩn, theo em phải dùng câu "Không có đồng minh vĩnh viễn, chỉ có lợi ích vĩnh viễn", quan hệ Xô-Đức sau cách mạng tháng Mười và Nội chiến Nga tương đối tốt, trong cả giai đoạn CH Weimar lẫn thời Đế chế III. Nga bán nguyên liệu cho Đức, Đức bán máy móc cho Nga.

    Trước khi có hiệp ước Molotov-Ribbentrop, Nga đã đề nghị Anh-Pháp cùng trao đổi quân sự để hình thành hiệp ước tương trợ để bảo vệ Ba Lan, nhưng Anh chỉ cử chỉ huy cấp thấp tham dự, trong khi Nga cử cả Dân ủy Quốc phòng. Vấn đề bảo vệ Ba Lan đối với Anh - Pháp (mấu chốt bắt đầu WWII) cũng chỉ mang tính tuyên truyền như việc phân chia Tiệp khắc trước đây, Anh - Pháp muốn liên kết với Nga để bảo vệ Ba Lan, nhưng ông Ba Lan thì cương quyết không cho Nga đưa quân đội ngang qua nước mình để đối diện với quân ĐỨc (vụ này ông Ba Lan đúng vì khi đưa quân đội qua, Nga sẽ xơi luôn Ba Lan là cái chắc). Nga lợi dụng sự chần chừ của Anh - Pháp để lấy cớ trao đổi với Đức.

    Việc để xẩy ra WWII, theo em ngoài thái độ hiếu chiến của Đức, phần quan trọng là cách cư xử khiếp nhược của Anh-Pháp, hai trụ cột để bảo đảm an ninh ở Châu Âu. Mỹ khi đó vẫn theo chính sách của Monroe, chưa có can thiệp nhiều vào các hoạt động tại Châu Âu.
    Hay thật! Tớ cũng đang định mang vấn đề này ra bàn [nhân dịp trao đổi với bác Ngôi Sao d9en về khả năng Đức QX có thể là kẻ thắng trận @ WW II].

    Như đa số các bạn đều đã biết, bối cảnh chính trị thế giới lúc đó [sau WW I, từ khi Liên Xô được thành lập] đang chia làm hai Cực chính: Tư Bản vs Cô.ng Sản. Hai quốc gia "đại diện" cho hai thế lực này là Hoa Kỳ & Liên Xô.

    Trong Cuộc Nội Chiến Tây Ban Nha, Đức [lẫn Ý] và Liên Xô đã dùng TBN để thử nghiệm vũ khí của mình. Các đa?ng viên của Đa?ng Cộng Sản QT cũng đã tình nguyện qua TBN để tham chiến, nhằm CS hoá quốc gia này.

    Vì sự thất bại [và bị chèn ép] nhục nhã @ WW I, cộng với sự tranh giành quyền lực giữa các phe TB vs CS mà Đa?ng Nazi mới được trở thành chính đa?ng để nắm quyền lãnh đạo quốc gia Đức.

    Sau khi Pháp đầu hàng, Đức QX, dưới sự lãnh đạo của Hitler, đã thề không đội Trời chung với CNCS, có hai lựa chọn chính [ít ra là trong Giai Đoạn đó]:

    - Giương cao ngọn cờ "Chống Cộng", tạm thời đình chiến với Anh & Mỹ để "giúp thế giới tiêu diệt hiểm hoạ CS"... [trong quá trình này, có thể tận dụng {tài nguyên & nhân lực} những nước đã được "giải phóng" {như là Ukraine, Belarus & Litvia...} để làm phương tiện tiếp tục tấn công Liên Xô

    - Tấn công Liên Xô [cách đây 70 năm], tuyên chiến với Hoa Kỳ, tiêu diệt Dân Do Thái, không xem [những giống] Dân [như] Ukraine & Belarus... là đồng minh, có tư cách sống chung với chủng Aryan...

    Lúc đó Đức đang là một "Thành Phần Thứ Ba", có khả năng thay đổi cục diện của thế giới. Nếu biết uyển chuyển, "khiêm nhường" và "thương người"... thì có lẽ ngày đó Đức đã làm chủ Đông Âu rồi.

    Hitler chọn giải pháp nào chắc ai cũng biết.

    Mà thằng khùng này thì nó đã thể hiện cái ý đồ ngu xuẩn, hoang tưởng, u tối của nó trong cuốn tự thuật "My Life" từ lâu rồi, chứ không phải đến lúc đó nó mới đẻ ra những ý tưởng đó đâu.

  6. #126
    Do Do
    Guest

    Re: WW II: Chiến Lược, Chiến Thuật, Chiến Cụ, Chiến Sỹ và Chiến Đấu & Chiến Thắng!

    Quote Originally Posted by NgoiSaoDen;19306020|15:31|24/06/2011
    Thực tế khi Minh trị cải cách nước Nhật, không phải đi theo con đường phương Tây (Âu, Mỹ) mà chính xác hơn là đi theo con đường công nghiệp hóa và quân phiệt hóa của Phổ. nước Nhật chắc chắnc là một nước nghèo tài nguyên khoáng sản, họ đặc biệt thiếu khoán sản quan trọng nhất để công nghiệp hóa là sắt thép. Đất đai cằn cỗi và là đất nước chịu nhiều thảm họa thiên tai, mặt khác trước khi Minh Trị duy tân, họ cũng giống như các nước Châu Á khác, coi thường kỹ nghệ của phương Tây và trọng nông ức thương, kỹ thuật hàng hải của họ vẫn là tàu buồm bằng gỗ...

    Thực tế cho đến thời điểm Minh Trị Duy Tân, tất cả các nước CHâu Á chứ không riêng gì VN đều bế quan tỏa cảng và coi thường kỹ thuật phương Tây.
    Nếu nói về khoáng sản/nguyên vật liệụ... thì hầu như không có quốc gia nào có thể tự túc được [để phục vụ chiến tranh, trở thành bá chủ thiên hạ], ngoại trừ Tàu, Nga & Mỹ[?].

    Chính vì đứng từ thời điểm hiện tại, khi có thông tin từ cả 2 phía ta mới có những điều kiện để thấy được bước ngoặt của cuộc chến xảy ra khi nào, lý do thất bại và chiến thắng của cả 2 bên...và thấy được rằng không có gì là tất yếu trong cuộc chiến này. Tớ muốn nhấn mạnh đến những thời điểm quan trọng ảnh hưởng đến toàn cục của cuộc chiến chứ không phải ảnh hưởng đến riêng lẻ một trận chiến...Tất yếu theo tớ hiểu nghĩa là dù như thế nào đi nữa thì phe chiến thắng vẫn là Đồng Minh. Vì vậy, tớ muốn chỉ ra những thời điểm mà phe Trục có thể chiến thắng, những bước ngoặt của cuộc chiến, và phản bác lại câu nói chiến thắng tất yếu của Đồng Minh chứ tớ không có ý nói nếu thế này, nếu thế kia...thì Đức Quốc Xã đã chiến thắng.
    Chính vì vậy, tớ mới nhắc đến Mein Kàmp của Hitler, để thấy rằng ông ta đã có xu hướng phát xít một cách rất cực đoan [chưa kể là có thể mang chứng hoang tưởng/Tâm Thần Phân Liệt], thành ra sẽ không biết uyển chuyển để mà thu phục những dân tộc đã bị Đức QX xâm chiếm [thay vì có thêm nhân lực và hậu phương để phục vụ chiến tranh cho những mặt trận mới, thì đâu đâu cũng phải đối mặt với kẻ thù; thay vì "lựa cơm gắp mắm, giải quyết từng mặt trận một, tuỳ cơ ứng biến, tiến thoái hợp lý thì ông ta "quá tự tin", lúc nào cũng cho là Quân Đức phải thắng/không thể thua, cách chức tướng lãnh, khi họ thất trận... mà không bao giờ nghĩ đến khả năng (Possibility) là quân đội Đồng Minh (Liên Xô) mạnh hơn Phe Trục].

    PS: Bác VY có thành kiến nặng nề với Hitler quá, cá nhân tớ cho rằng Hitler là nhà chính trị và chinh phạt cuối cùng nối tiếp Alexandros Đại đế, Julius Caesar và Napoleon.
    Hitler thì có thể so sánh với Napoleon của Pháp. Mặc dù thất trận, nhưng hai nhân vật này đã trở thành những nhân vật lịch sử, bất tử, được dân Đức & Pháp ngưỡng mộ, bị Nga căm thù, và luôn luôn sẽ còn những thế hệ kế tiếp tìm hiểu và nghiên cứu.

    Tớ chỉ theo thông tin của các nhà sử học Tây Phương [Phe Đồng Minh] mà suy xét thôi. Nên có thể không được công bằng lắm [đối với Hitler]. Theo ý tớ, Alexandre The Great phải được so với Thành Cát Tư Hãn thì mới đáng. Chứ Hitler & Napoleon thì còn chưa đủ tầm.

  7. #127
    Do Do
    Guest

    Re: WW II: Chiến Lược, Chiến Thuật, Chiến Cụ, Chiến Sỹ và Chiến Đấu & Chiến Thắng!

    Quote Originally Posted by cratos;19309280|23:07|24/06/2011
    History is written by the victor ,nói như neo-nazi thì bọn tư bản hay +sản thắng rồi phán bậy cũng thành đúng , xin hỏi Hitler bị điên thế tại sao dân Đức lại nghe răm rắp ông ta.....Tôn ông ta lên làm thánh chứ đừng nói Fuhrer. Giống như korea war thì bên BTT gọi là thống nhất tổ quốc, thống nhất đất nước hay giang sơn gì đấy, còn bên Đại Hàn thì gọi là chống + Sản Bắc Triều xâm lược..... đấy đấy

    Như trường hợp của Napoleon cũng vậy, Anh Nga lúc đó truyền miệng là Napoleon là một thằng lùn, nhưng thực tế ông ta cao đến 1m75 (so với chuẩn chiều cao đàn ông Âu Châu lúc đó, thì Napoleon thuộc loại bình thường). Yuri Gagarin cũng chỉ cao có 1m52 gì đấy, trong khi Neil Amstrong cao đến 1m87 thì phải ......
    Đây cũng là một đề tài đáng bàn thảo: Hitler bị điên thế tại sao dân Đức lại nghe răm rắp ông ta.

    - Đầu tiên, một người bị tâm thần [Hoang Tưởng] không có nghĩa là một người bị "mất trí" (Retarded/Demented) như đa số người Việt [ít được thông tin về Khoa Tâm Lý/Thần Học] lầm tưởng. Dù bị hoang tưởng, Hitler vẫn hoàn toàn có thể tạo ra một hình tượng [lãnh tụ] lý tưởng để có thể lãnh đạo người khác.

    - Hitler đã phát triển/truyền bá/cổ suý học thuyết Phát Xít của hắn ta vào đúng thời điểm nước Đức dễ dàng chấp nhận tư tưởng [Dân Tộc Cực Đoan] này.

    - Quan trọng hơn, Hitler đã được Đảng Phát Xít Đức, dưới sự điều hành của Goebel [tận dụng kỹ nghệ phim ảnh, truyền thông], lăng xê, thần tượng hoá một cách rất khoa học và bài bản.

    - Cuối cùng, sau khi [vận động, hô hào các nhân tài Đức] canh tân đất nước thành công, sát nhập Áo, cưỡng chiếm Nam Tư, chiến thắng Pháp và Ba Lan... thì Hitler và Nazi Đức đã trở thành những thiên tài "bất khả chiến bại"--không nghe hắn mới là lạ.

  8. #128
    Do Do
    Guest

    Re: WW II: Chiến Lược, Chiến Thuật, Chiến Cụ, Chiến Sỹ và Chiến Đấu & Chiến Thắng!

    Quote Originally Posted by NgoiSaoDen;19311366|11:44|25/06/2011
    Giàu tài nguyên không có nghĩa là thành bá chủ, tuy nhiên với quá trình công nghiệp hóa thì tài nguyên đóng vai trò rất quan trọng. Ví dụ như Việt Nam có các mỏ than ở Quảng Ninh, mỏ sát ở Thái Nguyên, dầu ở Vũng Tàu...để có thể phục vụ 1 phần cho các nhu cầu trong nước, phục vụ cho bước đầu của công nghiệp hóa...hoặc có các vùng đất nông nghiệp màu mỡ ở đồng bằng sông Cửu Long để phục vụ nhu cầu lương thực trong nước. Trong khi đó Nhật Bản không có các mỏ tài nguyễn như trên, đất đai họ cũng không đủ sản xuất lương thực phục vụ nhu cầu trong nước...vì vậy họ phải nhập khẩu hầu như các thứ cần thiết để bắt đầu công nghiệp hóa. Chỉ cần so sánh với VN chứ chưa cần so sánh với các cường quốc châu Âu, bạn cũng có thể thấy nước Nhật là một nước nghèo tài nguyên.
    Nhật cũng tương tự như Anh [là một Đảo Quốc], nên tài nguyên [quặng mỏ] không nhiều. Nhưng cũng không có nghĩa là vì vậy mà họ không trở thành cường quốc được.

    Anh đã làm bá chủ thế giới một thời gian dài, cho đến khi Thuộc Địa của Anh, Hoa Kỳ, làm cách mạng, tuyên bố Độc Lập, thì mới dần dần thay thế chỗ của [Liên Hiệp] Anh.

    Coi như Nhật vùng dậy không đúng lúc, vì đụng phải Mỹ. Chứ nếu không, tài nguyên ít hay nhiều, thì vẫn có thừa khả năng để nuốt trọn Châu Á [trừ Nga].

    Quote Originally Posted by NgoiSaoDen;19311366|11:44|25/06/2011
    Hitler là người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan hay yêu nuớc cực đoan chứ không phải phát xít cực đoan (không có phát xít cực đoan).
    Tớ không rành Tiếng Việt lắm, nên không biết là có từ Phát Xít Cực Đoan hay không. Ý tớ muốn nói là Hitler có tư tưởng Cực Đoan. Thủa thiếu thời đã mê xem kịch (Opera), trình diễn những vở nói về những nhân vật thần thoại.

    Quote Originally Posted by NgoiSaoDen;19311366|11:44|25/06/2011
    Trong Mein Kampf, Hịtler trình bày những chiến lược cơ bản của ông ta ngay từ đầu, và chưa từng ai đọc đầy đủ để thấy rằng ông ta đã làm như những gì ông ta đã viết. Thực ra, không phải riêng gì Hitler mà hấu hết các tướng lĩnh Châu Âu thời đó đều coi thường quân Liên Xô qua những gì họ thể hiện trong chiến tranh với Phần Lan và khi tiến quân và Ba Lan, vì vậy kế hoạch Barbarossa đã có 1 số sai lầm, dẫn tới thất bại của cả chiến dịch. Tuy nhiên sai lầm này thuộc về cả bộ tổng tham mưu OKW và Hitler với tư cách Tổng Tư Lệnh, chỉ là người chịu trách nhiệm cao nhất thôi.

    Bạn cũng như Wiki, cho rằng Hitler bị hoang tưởng, thực ra tớ không nghĩ vậy, ông ta không hề hoang tưởng, một người hoang tưởng không thể có nhưng chiến lược, sách lược hoàn hảo đến như vậy. Ông ta có lẽ đã quá tự tin bởi những chiến thắng ban đầu đến quá nhanh và quá dễ dàng nên đã mắc những sai lầm không thể cứu chữa, và vì là nhà độc tài, ông ta không thể công nhận mình đã sai và sẽ không bao giờ công nhận ông ta sai...cho nên đến lúc chết ông ta vẫn tìm mọi cách bào chữa cho mình.

    Alexandre The Great chỉ là nhà chinh phạt mà thôi, với lại ông ta chết quá trẻ...Tớ đang so sánh các tướng lĩnh phương Tây chứ chưa nói đến phương Đông.
    Có thể quá "lý tưởng", [yêu Đức] cuồng nhiệt (Passionate)... mà Hitler đã cảm động những nhân vật nghe/thấy ông ta diễn thuyết.

    Tớ vẫn không nghĩ Hitler là một Nhân/Thiên Tài. Cùng lắm ông ta có khả năng mê hoặc, xách động quần chúng, để khiến cho nhân dân cả nước cùng lao đầu vào một công cuộc Canh Tân Đức Quốc, khiến cho ĐQX trở thành một cường quốc, chỉ sau khi Hitler nhiếp chánh chưa được 10 năm. Bản thân Đức đã có rất nhiều nhân tài, và một chiều dài lịch sử KHKT tiên tiến rồi. Hitler chỉ là kẻ khơi dậy "Ngọn Lửa Yêu Nước", chứ không phải là người "Giáo Hoá" Dân Đức.

    Trong những chiến thắng đạt được ở giai đoạn đầu cũng vậy. Hitler chỉ là kẻ thấy được cái hay của Học Thuyết Blitzkrieg [do Heinz Guderian chủ xướng], và chấp nhận kế hoạch sử dụng phương thức hành quân [xuyên vùng Ardennes] này--chứ không phải là người nghĩ ra hoặc thuyết quân sự đó. Sau này, như bác posted ở trên, vì quá tự tin, say men chiến thắng, hoặc hoang tưởng, mà Hitler ự phong cho mình cái ngôi vị Thống Soái, chỉ huy một quân đội bất khả chiến bại, chỉ có tiến, không bao giờ lùi...

    Tạm thời cứ thống nhất, cùng đồng ý là vì quá ỷ y [sau khi thắng Pháp], thì ta cũng thấy rằng, với tư duy [tâm lý chủ quan] như vậy [coi thường địch thủ], và cung cách xử sự/lãnh đạo độc đoán [xuẩn động]... như Hitler đã thể hiện trong suốt giai đoạn cuối của WW II, thì tớ có thể khẳng định rằng kết cuộc của Wehrmacht chỉ có thể là thảm bại.

    Giống như một người có tài diễn thuyết, đứng ra kêu gọi, huy động vốn, thành lập một Tập Đoàn Kinh Tế [sản xuất một thứ gì đó]. Nhưng sau này lại hoang tưởng, tự cho mình là nhân tài kiệt xuất nhất trong công ty, đòi kiêm luôn vai trò Kỹ Sư Trưởng... thiết kế những món hàng ma chê quỷ hờn, nhưng vẫn khăng khăng tiếp tục bắt mọi người phải làm theo ý mình... thì bác nghĩ tương lai cái tập đoàn đó sẽ đi về đâu?

  9. #129
    Do Do
    Guest

    Re: WW II: Chiến Lược, Chiến Thuật, Chiến Cụ, Chiến Sỹ và Chiến Đấu & Chiến Thắng!

    Quá trình trở thành Lãnh Tụ Kính Yêu, được dân Đức tôn làm Fuhrer của Hitler không đơn giản chút nào, mà là kết quả của những âm mưu, thủ đoạn và thủ thuật tuyên truyền, lừa bịp và đàn áp rất là tinh vi và tàn bạo--sau này đã được rất nhiều "lãnh tụ" khác bắt chước làm theo để leo lên ngôi vị Độc Tài Toàn Trị [điển hình là Kim Nhật Thành].

    Khởi đầu, Hitler xuống đường, vận động tranh cử [biê?u tình] còn bị bắt bỏ tù. Trong thời gian ngồi tù [cho có lệ], Hitler đã viết ra cuốn Mein Kampf để tự sướng và trình bày những tư tưởng, học thuyết góp nhặt được [như là Bài Do Thái, suy tôn Chủng Aryan...] để vẽ ra một kế sách [chiến lược] lên làm lãnh tụ tối cao của Đức "nhằm biến Đức trở thành một Đế Chế vạn tuế".

    Từ khi bắt đầu được Đa?ng Nazi chấm để đưa lên làm lãnh tụ, Hitler đã được Goebel lăng xê hết mình, nhờ những đạo diễn chỉ đạo cho Hitler cách ăn nói, đi đứng, để ý đến từng bước đi, mỗi cái vẫy tay, những lần nghiêm mặt, lắc đầu...

    Sau khi được chọn làm chủ tịch liên minh để nắmn chính quyền, Hitler đã tạo ra/dựa vào một biến cố chính trị, ảnh hưởng đến an ninh "quốc gia", cho rằng toà nhà quốc hội[?] đã bị Đa?ng CS Đức đốt cháy mà ban lệnh Giới Nghiêm [tạm thời], gom quyền lực "Bảo An" vào tay của [nhóm] mình. Từ đó, Hitler và phe nhóm mặc tình vu khống cho những ai có suy nghĩ ngược lại với Nazi tội "Chống Chính Quyền", tận diệt những "phần tử" có mầm mống đối nghịch, có thể cạnh tranh với vị thế độc quyền của Nazi.

    Bước kế tiếp là làm chủ những hệ thống truyền thông. Goebel nắm toàn quyền kiểm soát lãnh vực này. Chỉ có những hình ảnh tốt đẹp, uy nghiêm & hoành tráng của Hitler và Werhmacht/SS/Nazi mới trình ra trước công chúng, sách vở không có lợi cho Nazi & Hitler đều bị cấm lưu hành/đem đốt, những buổi diễu hành được chuẩn bị thật chu đáo và rốt ráo, Nazi không ngại tốn kém để xây dựng những tượng đài/công viên hoành tráng để biểu dương "sức mạnh"/thành tựu của Hitler/Nazi...

    Tin tức chỉ nói về những cái hay, cái đẹp, những thành quả mà Hitler & Nazi đạt được, không nhắc chi đến những nguy cơ/hiểm hoạ mà bọn này đang mang lại. Hệ thống Gestapo trùng khắp; bất kỳ ai có một phản ứng hay lời nói nào đi ngược lại với đường lối của Hitler/Nazi sẽ bị CA chìm mời về phòng làm việc ngay sau đó.

    Hitler & Nazi còn đầu tư vào những thế hệ tương lai, lập ra Hitler Youth, để dễ dàng nhồi sọ và huấn luyện những đứa trẻ này trở thành những cán bộ trung kiên, chỉ biết tôn thờ và phục vụ mệnh lệnh của Hitler/Nazi/cấp trên.

    Có bạn nào hiểu rõ những thủ đoạn này của Nazi & Hitler xin bổ sung giùm.

  10. #130
    Do Do
    Guest

    Re: WW II: Chiến Lược, Chiến Thuật, Chiến Cụ, Chiến Sỹ và Chiến Đấu & Chiến Thắng!

    Quote Originally Posted by cratos;19328680|08:45|28/06/2011
    sao bác Vy vít giống mấy ct ww2 trên BBC vs Đíc sờ cồ vê ry thế nhể
    Thì mình cứ theo thông tin/tài liệu của các chương trình phim tài liệu của các đài cáp truyền hình Mỹ mà bàn thôi.

    Có điều các hệ thống truyền thông này hầu hết đều do người Do Thái làm chủ; mà Hitler lại là kẻ thù kinh khủng nhất, đã tàn sát hơn 6,000,000 [sáu triệu] dân DT.

    Cho nên nếu bạn nào có những thông tin trái ngược, xin vui lòng bổ sung giùm.

    Hoặc chúng ta có thể tranh luận sâu hơn, hầu có thể mở mang kiến thức/tầm nhìn/quan điểm.

    Chứ tớ cũng không khăng khăng khẳng định cho rằng những gì mình nghe/biết được đều là 100% "Sự Thật".

+ Reply to Thread
Page 13 of 24 FirstFirst ... 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 ... LastLast

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 24th December 2014, 01:04 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts