+ Reply to Thread
Page 6 of 24 FirstFirst 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 ... LastLast
Results 51 to 60 of 235

Thread: WW II: Chiến Thuật, Chiến Lược, Chiến Cụ, Chiến Sỹ, Chiến Đấu & Chiến Trường!

  1. #51
    Do Do
    Guest

    Re: WW II: Chiến Lược, Chiến Thuật, Chiến Cụ, Chiến Sỹ và Chiến Đấu & Chiến Thắng!

    Quote Originally Posted by anheoinwater;19119729|10:15|25/05/2011
    Cái P-40 Hawk là hàng lởm rồi youth à. Cho dù bề ngoài phải đồng ý nó rất đẹp và hổ báo.

    Thất bại thảm hại của P-40 trước Ki-43 Zero khiến nó bị đẩy sang các chiến trường hạng hai. Chiến trường Trung quốc, Đông Nam Á, Bắc Phi.. đều là chiến trường hạng hai. Những thứ tốt nhất người ta tập trung vào các chiến trường chính là Châu Âu và Thái Bình Dương. Cả Nhật cũng vậy, ban đầu khi chỉ đánh với Trung Quốc thì đưa hàng tuyển vào Trung Quốc, sau này khi đập nhau với Mỹ thì kéo hết hàng tuyển về đấu nhau với Mỹ, đám còn lại ở Trung quốc là đám hàng cũ như Ki-27. Nhờ vậy P-40 mới có đất sống ở Trung quốc.

    Việc P-40 tiếp tục sản xuất đến 1944 là việc đương nhiên. Một cuộc chiến tiêu hao kinh khiếp như WW2 không cho phép phí phạm bất cứ điều gì. Dây chuyền khổng lồ sản xuất P-40 vừa ra lò năm 39 không thể bỏ phí nên P-40 vẫn xuất xưởng đều đặn, dĩ nhiên là người ta đã có cố gắng cải tiến P-40 cho hiệu quả hơn trong những series kế tiếp.

    Trong số tiêm kích Mỹ sử dụng ở Thái Bình Dương, tớ khoái nhất thằng F-4U Corsair.

    Nhưng đừng quên nhe, cách mạng kỹ thuật trong mảng chiến đấu cơ WW2 thuộc về chiếc phản lực Me-262 của Đức ấy, cho dù nó vẫn là một sản phẩm chưa hoàn thiện.
    Có thể bác nói đúng, tại Nhật không mang hàng xịn [Zero] qua TH, nên P-40 mới làm mưa làm gió ở những chiến trường đó được.

    Nhưng nếu Nhật đưa Zero sang sử dụng ở TH, thì cũng chưa biết chuyện gì sẽ xảy ra.

    Hình như Corsair còn được sử dụng cho đến Korean War?

    History Channel nó nói Me-262 có yếu điểm là bánh xe [giàn nhún] rất yếu, nên hay bị crash, khi hạ cánh; còn không thì bị KQ Mỹ "đánh chận" khi chưa kịp cất cánh [nên thiệt hại cũng nhiều].

    Nghe nói có một ACE của KQHK đã dùng P-51 mà bắn hạ được Me-262 (Dog Fight).

  2. #52
    Do Do
    Guest

    Re: WW II: Chiến Lược, Chiến Thuật, Chiến Cụ, Chiến Sỹ và Chiến Đấu & Chiến Thắng!

    Quote Originally Posted by namboruong;19121021|13:18|25/05/2011
    Mình cũng có vài góp ý với bạn.
    Chuyện thả bom xuống thành phố để triệt hạ tiềm lực công nghiệp-nhân lực thì được Đức với Anh đầu tiêu. Anh ban đầu cũng cho được 1 loạt bom xuống đất Đức(hình như là Belỉn), Hitler lên tuyên bố chúng thả 1 quả ta thả lại 1000 quả. Thế là 2 bên cứ nhè bay đêm thả bom diện rộng xuống thành phố đối phương(Anh bị tẩn hơi bị nặng). Mỹ ban đầu vào thì cũng còn nhân đạo nên chọn kiểu bay ban ngày, chỉ đánh bom các cơ sở nhà máy chứ ko chơi bừa. nhưng mà bay được vài đợt thì thiệt hại cho phi công, máy bay thả bom năng quá, thế là theo UK mà chơi bay đêm rải thảm.

    Ngồi nhà gõ bàn phím thì chả ai bị mất lương tri, nhân cách cả, nhưng mà ra tới chiến tranh thì 2 món đó e khó ai giữ được. Nếu cho bạn chọn thì bạn chọn giải pháp nào: Cho cấp dưới của mình phơi thân giữa pháo cao xạ địch giữa ban ngày để dân thường đối phương sống hay là bay đêm thả bom đại dính ai thì người ấy chịu?
    Theo HC thì KQ Hoàng Gia Anh vô tình, lỡ ném bom vào một khu dân cư nào đó của Đức. Hitler, hoang tưởng, lên mặt anh hùng rơm, đòi làm cỏ Anh để trả thù cho đất mẹ. Từ đó về sau, Hitler ra lệnh cho KQ Đức [thay đổi kế hoạch] tập trung ném bom vào khu dân cư.

    Cũng theo History Channel, đây là một Sai Lầm [ngu xuẩn] của Hitler, vì khi đó KQHG Anh đã gần hết máy bay chiến đấu để có thể cầm cự với KQ ĐQX rồi. Nếu cứ tiếp tục oanh tạc các mục tiêu [Quân Sự] chiến lược, không chiến, thì có lẽ ĐQX đã thắng Trận Chiến [trên vùng trời] Anh Quốc rồi.

    Sau đó [vì ĐQX tiến hành bỏ bom khu dân cư một cách bài bản trước],nên Anh và Mỹ đã chia phiên nhau để thả bom ["chiến lược" các thành phố] Đức. Hình như Hoa Kỳ tiến hành các phi vụ ban ngày; Anh Quốc thả bom ban đêm.

  3. #53
    Do Do
    Guest

    Re: WW II: Chiến Lược, Chiến Thuật, Chiến Cụ, Chiến Sỹ và Chiến Đấu & Chiến Thắng!

    Quote Originally Posted by sokolniki;19125603|07:20|26/05/2011
    Có 1 He-111 của Đức vì mất phương hướng nên đánh bom nhầm vào London. Hôm sau Anh mới lên mặt, ném bom Berlin, sau đó Đức mới thay đổi đánh bom các thành phố thay vì khu vực quân sự.
    Mỹ lúc đầu cũng đòi anh hùng rơm ném bom ban ngày, xong thấy mất máy bay ghê quá nên mới làm theo điều Anh đã nhận ra từ trước là đánh bom đêm
    Cám ơn bác đã nhắc nhở.

    Đúng vậy. Một máy bay Đức lỡ ném bom trật mục tiêu, sẵn đó Anh mới làm tới, gài ĐQX vào cuộc chơi mới, không tập khu dân cư--và đã cứu vãn được Không Lực Hoàng Gia đang bên bờ phá sản.

    Tớ không nhớ là Hoa Kỳ có bỏ kế hoạch/chiến thuật bỏ bom ban đêm hay không (Bổ Sung: Có lúc phải tạm ngưng, vì thiệt hại quá nặng nề, 1/5 phi hành đoàn bị bắn hạ). Tuy rằng thời gian đầu, vì không có máy bay chiến đấu bay theo để yểm trợ/bảo vệ, nên HK bị bắn rơi rất nhiều bombers [xác suất thiệt hại hình như là 50% cho những phi đoàn ném bom Đức--cho mỗi "nhiệm kỳ" 30 phi vụ].

    Nhưng sau khi có Mustang P-51 thì chuyện ném bom Đức trở thành những phi vụ bình thường mà thôi.

  4. #54
    Do Do
    Guest

    Re: WW II: Chiến Lược, Chiến Thuật, Chiến Cụ, Chiến Sỹ và Chiến Đấu & Chiến Thắng!

    Quote Originally Posted by anheoinwater;19128058|12:50|26/05/2011
    Nhật mà để Zero ở Trung Quốc thì cũng vậy thôi, P-40 đã thua tơi tả trước Zero khắp Thái Bình Dương trong giai đoạn đầu cuộc chiến rồi. Thời gian đầu P-40 là chủ lực của Không quân Mỹ ở Thái Bình Dương mà.

    Corsair có tham chiến nhiều ở Korean.

    Me-262 sử dụng giàn bánh với tiêu chuẩn thông thường. Các kỹ sư Đức hoặc tính toán nhầm, hoặc là quên việc nó là một máy bay phản lực nên tốc độ hạ cánh rất cao so với máy bay cánh quạt. Tốc độ hạ cánh cao còn liên quan đến kiểu thiết kế cánh xuôi ra sau, kiểu thiết kế này cho phép máy bay có tốc độ nhanh hơn nhưng lực nâng lại kém hơn cánh bằng, khiến máy bay phải có tốc độ cao nếu muốn giữ độ ổn định cân bằng khi hạ cánh. Hạ cánh với tốc độ cao dĩ nhiên tạo áp lực rất lớn lên giàn bánh đáp khiến nó dễ bị gãy. Các phiên bản sau của Me-262 đã gia cố, khắc phục điểm yếu này.

    To nguoiquansat: Hehehe, có nhiều bạn đọc lẹ quá hay nghĩ chậm quá nên bồ bị chửi oan.

    Chính trị kiểu ấy thì chẳng khác gì "các chính trị gia miết man xúc giác các bà nội trợ" nếu nói kiểu huyphuc. Thôi bỏ đi Tám.
    Ý mình là nếu Nhật sử dụng Zero tại TH, thì Đồng Minh cũng sẽ đem những máy bay hiện đại hơn qua những chiến trường này.

    Biết đâu lúc đó P-40 lại được viện trợ/mang qua sử dụng tại chiến trường Việt Nam [để quân Tưởng giải giới quân Nhật] không chừng.

    Còn về chiến thuật để diệt Zero [sau khi KQ Hoa Kỳ có trong tay một chiếc Zero để làm thì nghiệm] thì tương đối khá đơn giản. Vì Zero được làm bằng "giấy"/vải (Fabỉc), nên có thể bay lượn, luồn lách rất nhanh (Out-Maneuver others in Dog-Fight). Nhưng nếu dùng hết tốc lực để bay thẳng lên trời [để chạy trốn, hay "chạy đua"], thì sức máy và thiết kế của Zero sẽ bộc lộ yếu điểm... một là đuối sức, bị bỏ rơi đằng sau/phía dưới, hai là Zero sẽ tự rã ra mà rơi rụng.

    Đó là chiến thuật của phi công HK dùng để diệt Zero [trước khi có Mustang P-51].

    Lúc đầu những "quan nhớn" của KQHK không thèm nghe ý kiến này của Chennault, nhưng sau này khi "bắt" được một Zero còn nguyên vẹn, đem bay thử, dùng để tập luyện cho các phi công... thì mới ngộ ra được điều này.

  5. #55
    Do Do
    Guest

    Re: WW II: Chiến Lược, Chiến Thuật, Chiến Cụ, Chiến Sỹ và Chiến Đấu & Chiến Thắng!

    Quote Originally Posted by maseo;19128909|14:48|26/05/2011
    Hé hé, biết ngay là 2 lão ko kìm được cái sự sung sướng lao vào đây, đáng tiếc là chủ đề WW2 đang từ hấp diêm lại quay sang lương tri dư lày, thật chán chít

    Báo cáo các bác, sau thời gian tìm hiểu lâu năm về chiến tranh, nhà em kết luận câu "Chiến tranh mà!" có thể giải thích tất cả mọi thứ từ lương tri cho tới hấp diêm. Đã tìm mọi cách giết nhau thì lương tri hay hấp diêm đều ko có giá trị gì sất, việc úp sọt chánh nghĩa fi nghĩa là do bọn sử ra bàn rấy sau này, còn lúc đang giết nhau thì cái gì có lợi cho ta, có hại cho địch là phệt, thế thôi.

    Sở dĩ quân phe này ko giết hại dân thường phe kia đơn giản vì lợi bất cập hại, giết 1 thằng dân thường thì 3 họ nhà nó, bỏ rẻ ra là 6 thằng, sẽ đang từ dân thường biến thành lính địch, mà là loại lính tình nguyện đánh quên chết chứ ko phải bị bắt đi nghĩa vụ. Vì thế trừ phi đã giết là giết cả 3 họ như Mỹ ở Hiroshima hay Đức với dân Do Thái, còn ko thì quân đội ko có chủ trương giết dân thường, tên bay đạn lạc ko nói. Lương tri ko phải lý do để tính bài toán này.

    Hấp diêm cũng vậy, đầu bảng trong WW2 là Nhựt Bửn do đối thủ chính TQ của nó có thói quan tâm hơi quá đến cái ... của chị em, chị em nào bị hấp diêm còn tệ hơn chết, cả làng cả tổng nhà chị em đó cũng nhục bằng chết, "bắn" 1 phát đi 1 làng súng ống nào cho lại Các sử ra bàn rấy Nga Mỹ cứ thổi phồng công sức gà nhà chứ thực tế công việc chính của người Nhật từ đầu đến cuối WW2 là xẻ thịt con voi TQ mà mãi ko xong, vì thế TQ mới trở thành 1/5 Đại cường Đồng minh dù đánh đấm chả ra sao. Các đại cường còn lại cùng 1 lô lâu nhâu như Úc, New Zealand, Hà Lan v.v... đều tẩn nhau với Nhật nhưng chỉ xếp vào diện đối thủ hạng 2 hạng 3, mấu chốt vẫn là TQ. Sau Nhật là Nga, lý do thì nhiều bác nhắc rồi, tại Đức đã làm thế khi chiếm đất Nga, tại muốn trả thù v.v... nhưng cái chính là ko có chủ trương từ cấp cao cho việc hấp diêm, tự mấy chú lính giải quyết nhu cầu thôi. Đức thua bị cưa đôi, đàn ông Đức ngoài người già trẻ con thì hoặc chết hoặc vào trại, chị em Đức có nhu cầu nhưng bên Đông toàn các ông Nga muzik rậm lông ko tiền -> bọn hấp diêm hàng loạt. Bên Tây thì đủ mọi nước Đồng minh chiếm đóng, chị em Đức có quyền lựa chọn và các chú lính Mỹ giàu sụ đương nhiên có tính cạnh tranh cao hơn -> người tình trong mộng. Dù là bọn hấp diêm hay người tình trong mộng thì cũng vẫn giải quyết 1 nhu cầu đó, người Đức hiểu rõ điều đó nên chẳng ý kiến gì, chỉ có mấy tay sử ra bàn rấy 2 phe mới lôi ra để xài xể nhau.

    Chào thân ái và quyết thắng!
    Mình chỉ nhắc qua số liệu hai triệu phụ nữ ÐQX bị hấp như là một cái giá ÐQX phải trả trong chiến tranh (Collateral Damage) [do họ gây ra] mà thôi, chứ không muốn bàn sâu về chính trị, chính nghĩa hay đạo đức... gì trong topic này cả.

    Để tiếp tục, xin nói về vai trò của Canda trong WW II.

    Ða số cho rằng Canada không có đóng góp gì nhiều trong WW II, nhưng thật ra Canada [lúc này vẫn là "Thuộc Ðịa" trong Khối Liên Hiệp Anh] đã tham gia nhiều trận đánh có tính cách quyết định trong chiến dịch tái chiếm Pháp (Cuộc Đổ Bộ @ Normandie, Overlord Operation).

    Ngoài Anh, Pháp và Mỹ, chỉ có Canda là quốc gia được giao trọng trách [quân đội và chỉ huy độc lập] để chiếm cứ một "bãi biển" riêng trong cuộc đổ quân lên Normandie--Juno Beach.

    Canada cũng có những đơn vị thiết giáp riêng, đã mở đường cho quân đội Đồng Minh thọc sâu vào Đức, sau khi đụng độ và đẩy lui "quân doàn" SS Panzer của Hitler (chỉ huy bởi Meyer).

    http://en.wikipedia.org/wiki/Battle_of_the_Scheldt

    http://en.wikipedia.org/wiki/Operation_Cobra

    http://en.wikipedia.org/wiki/Operation_Goodwood

    http://en.wikipedia.org/wiki/Operation_Atlantic

    Trở lại đề tài "Dive-Bomber" diệt tăng, tuy không thật sự là "Dive" Bomber, nhưng Hawker Typhoon dã được sử dụng như là vũ khí Diệt Tăng trong WW II rất là hữu hiệu [tiền thân của A-10 sau này].

    As production continued, the Typhoon's role changed from a low-level interceptor fighter to a fighter bomber; bomb racks capable of carrying 500-lb (227 kg) bombs were being fitted to the wings from October 1942. These were first used operationally by 181 Squadron. By mid-1943, all Typhoons off the production line were capable of carrying bombs. Bigger, solid rubber, grooved "anti-shimmy" tail wheel tyres were introduced in March 1943 on all Typhoons from the 1,001st production aircraft, EK238. The new tyres helped to make heavier, bomb-laden Typhoons more manageable during ground manoeuvres. With the introduction of the bomb racks, small extensions were added to the cannon shell case ejector slots. These allowed the casings to clear bombs or drop tanks suspended from the wing racks.[33]
    http://en.wikipedia.org/wiki/Hawker_Typhoon

    Trong các trận đụng độ giữa tăng vs tăng, tuy Panzer có lợi thế hơn [về mặt thiết kế & kỹ thuật: giáp dày, súng lớn...]. Nhưng thực tế ở trận địa cho thấy, nhiều khi yếu tố quyết định sống còn của những chiến tăng này thật ra là nhờ vào "May Rủi" [địa thế, khoảng cách và tầm nhìn/bắn...] hoặc chiến thuật để đạt được những yếu tố thuận lợi hơn [như tiếp cận Panzer/Tiger từ hướng ngang hông...].

    Trong trận Operation Atlantic giữa Canadian II Corps vs 21st Panzer Division của ÐQX, có những khi 4 chiếc Shermans bắn tan 9 chiếc Panzer IV/V mà không bị một thiệt hại gì. Ngược lại, có 22 chiếc Shermans của Canada bị Panzerzs Đức tiêu diệt trong đợt nổ súng tập kích sau đó.

    Tại Trận Arracourt, 8 M18 Tank-Destroyer Hell Cats của QĐHK đã diệt 9 Panzer Mark IV của ĐQX. Sau đó, Colonel Abrams đã tập kích second panzer battalion of the 111th Panzer Brigade của ĐQX vào ban đêm, và tiêu diệt trọn bộ đội quân này. HK mất 5 Shermans & 3 Hell Cats; ĐQX bị tiêu 9 Panthers & 43 Panzers Mark IV[?].

    Về Tiger, một tiểu đội pháo binh, với một súng chống tăng 75 mm đã thịt một hơi 4 chiếc Panzer V [đang trong đội hình hàng dọc]... Vì thế cho nên mình mới nói sản xuất những chiếc "Roll Royces" này để quăng vào WW II chọi với Shermans [hoặc Anti-Tank Guns] là một quyết định chiến lược quá sai lầm.

    Nói tóm lại, tăng đấu tăng chỉ là chuyện chiến thuật. Cuối cùng, nếu không lực của bên nào làm chủ bầu trời thì máy bay vẫn làm thịt tăng sạch sẽ--Tiger hay Elehant gì thì cũng chỉ là bia để bị ăn bom [từ máy bay].

  6. #56
    Do Do
    Guest

    Re: WW II: Chiến Lược, Chiến Thuật, Chiến Cụ, Chiến Sỹ và Chiến Đấu & Chiến Thắng!


  7. #57
    Do Do
    Guest

    Re: WW II: Chiến Lược, Chiến Thuật, Chiến Cụ, Chiến Sỹ và Chiến Đấu & Chiến Thắng!

    http://www.history.army.mil/books/ww...aine-ch05.html

    The German armored attack appeared to have spent itself. General Patton, who had come to Arracourt from the Third Army headquarters at Etain, talked with General Wood and agreed that CCA should begin the push toward Sarreguemines the next morning, reinforced by CCR, which had arrived from Lunéville during the day. On the whole there appeared to be no reason for worrying further about a German threat in the Arracourt sector, since CCA reported that forty-three enemy tanks, mostly factory-new Panthers, had been destroyed,24 and that its own losses had been only six killed and thirteen wounded; three American tank destroyers and five M-4 tanks had been knocked out.

    By midafternoon the sweeping operation was under way. Colonel Abrams assembled a force consisting of three medium tank companies of the 37th and two companies of the 10th Armored Infantry Battalion near Lezey, while the artillery adjusted its supporting fires, and then drove down on Ley. While Abrams had been gathering his people the Germans had moved to parry the coming blow by dispatching a Captain Junghannis and a group of Mark IV tanks and 88-mm. guns from the 111th Panzer Brigade reserve to positions on Hill 260 and Hill 241 west of Ommeray. The main American force went through Ley with hardly a shot fired. But C Company, 37th Tank Battalion, which was covering Colonel Abrams' flank east of Ley, ran head on into the fire of Junghannis' tanks and guns. Between Ley and Ommeray rise two low hills with a narrow valley between: Mannecourt on the west and Hill 241, slightly higher, on the east. Company C, coming over Mannecourt Hill, met a fusillade from the Germans on the forward slope of Hill 241. In a fight lasting about three minutes C Company lost five or six tanks-but inflicted about the same number of tank casualties on the enemy. Then the Americans drew back from the crest and waited for Colonel Abrams to come up with B Company. When Abrams arrived the two companies maneuvered into new positions and engaged in a brief tank duel which brought the losses for both sides to some eleven or twelve tanks apiece.26 Darkness was coming on and Colonel Abrams finally turned aside to complete the sweeping operation by a night attack southward, taking Moncourt27 and then bivouacking with his main body back at Lezey. On CCA's south flank Major Kimsey and a small force had been sent during the afternoon to mop up along the canal. West of Bures five Panthers on patrol were destroyed, but when Kimsey tried to move into Bures the German tanks, fighting from cover, outranged the M-4's and the Americans had to give up the attack.

    ...

    The German attempt to reach Moyenvic had ended in disaster. Only seven tanks and eighty men were left in the 111th Panzer.

  8. #58
    Do Do
    Guest

    Re: WW II: Chiến Lược, Chiến Thuật, Chiến Cụ, Chiến Sỹ và Chiến Đấu & Chiến Thắng!

    Hãy bàn tiếp về tanks.

    Đa số thường lầm lẫn, cho rằng Quân Đội ĐQX [lúc nào cũng] có lợi thế hơn Quân Đội Đồng Minh về mặt quân cụ/Khí Giới. Sự Thật thì chưa hẳn là như vậy.

    Tuy rằng khi Hitler phát động chiến tranh [sát nhập Áo], xâm chiếm Ba Lan, thì ĐQX quả thật đang sở hữu những đoàn tăng tối tân và hùng mạnh nhất. Nhưng ngay trong cuộc chiến tại Bắc Phi, khi Tướng Montgomery được cử đến để thay thế vị tướng tiền nhiệm để quyết đấu với Rommel, và có thêm Hoa Kỳ đã tham gia WW II, đối đầu với ĐQX, khi tăng Sherman [của Mỹ] được gởi vào chiến trường trong Trận El Alamein (1942), thì đây đã là những chiếc tăng nguy hiểm, tối tân nhất tại Bắc Phi lúc bấy giờ.

    The battle lasted from 23 October-5 November 1942. The First Battle of El Alamein had stalled the Axis advance. Thereafter, Lieutenant-General Bernard Montgomery took command of the British Eighth Army from General Claude Auchinleck in August 1942.

    ...

    It had not been the first time that the Allies had had numerical superiority in men and equipment in the Western Desert but never had it been so complete and across all arms. Furthermore, while in the past—except in field artillery—they had struggled with the quality of their equipment and its ability to match the opposition, with the arrival of Sherman tanks, 6-pounder anti-tank guns and the Spitfire in the Western Desert, this was no longer the case.
    http://en.wikipedia.org/wiki/Second_..._of_El_Alamein

    Đó cũng là lý do tại sao Con Cáo Già Sa Mạc Rommel đã phải lê thân tàn ma dại về Đức để khuyên Hitler nên "BỎ" [ý định cố thủ] Bắc Phi [và Ý].

  9. #59
    Do Do
    Guest

    Re: WW II: Chiến Lược, Chiến Thuật, Chiến Cụ, Chiến Sỹ và Chiến Đấu & Chiến Thắng!

    Montgomery had always envisioned the battle as being one of attrition similar to those fought in the Great War, and had correctly predicted both the length of the battle and the number of Allied casualties.[99] Allied artillery was superbly handled. Allied air support was excellent in contrast to the Luftwaffe and Regia Aeronautica which offered little or no support to ground forces, preferring to engage in air-to-air combat. This overwhelming air superiority had a huge effect on the battle and not only because of its physical impact.
    Cùng là những cựu tướng lãnh của WW I.

    Nhưng Montgomery đã nhận định vấn đề một cách chính xác, có một tầm nhìn chiến lược đúng đắn [cho rằng Tài Lực, Sức Mạnh Quân Sự sẽ là yếu tố quyết định cuối cùng], đề ra những kế họach khôn khéo/hiệu quả [Tiêu Hao Lực Lượng Đối Phương là chính, không nhất thiết cần phải "Thắng"/Tiến trong tất cả mọi trận chiến], để đưa đến một chiến thắng vang dội.

    Ngược lại, những tướng lãnh của Pháp tầm nhìn chiến lược thuộc hàng bại não, lại chủ trương đào hầm trú ẩn, dây dưa qua ngày tháng [100 Divisions tại vùng biên giới, Maginot Line] như @ WW I, cho nên trong vòng một tuần lễ mà nước Pháp đã thất thủ một cách nhục nhã.

  10. #60
    Do Do
    Guest

    Re: WW II: Chiến Lược, Chiến Thuật, Chiến Cụ, Chiến Sỹ và Chiến Đấu & Chiến Thắng!

    Xong phần Vũ Khí, qua đến phần Chỉ Huy.

    Rommel, được truyền thông Anh Quốc tặng cho danh hiệu The Fox of the Desert.

    Mặc dù có thể bị Hitler trói tay, cản trở, phá hỏng một số chiến dịch, nhưng cuới cùng, Rommel cũng bị bại dưới tay Montgomery--không hoàn toàn vì quân trang, nhân lực thua kém, mà vì đến 1943, bài bản/chiến thuật [Blitzkrieg & Outflankìng] của Rommel đã không còn linh nghiệm với Montgomery nữa rồi.

+ Reply to Thread
Page 6 of 24 FirstFirst 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 ... LastLast

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 24th December 2014, 01:04 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts