From TTVNOL:

Quote Originally Posted by DANKOVN21;19631515|00:35|18/08/2011
Những người đang đấu tranh, các bạn trẻ, đang bị phân tán và mất phương hướng! Mục tiêu của chúng ta là gì? Cá nhân tôi không đấu tranh cho Mr Cù, cũng không đấu tranh cho dân chủ, cũng chưa thấy mình cần phải đấu tranh cho các vấn đề biển đảo... Mà tôi thấy mình cần phải đấu tranh vì một xã hội minh bạch hơn, vì một cuộc sống tốt đẹp hơn, vì một đất nước đoàn kết, tự lực và thịnh vượng hơn... Đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, đấu tranh để tài nguyên đất nước mang bán thành tiền phải được đầu tư có hiệu quả, đấu tranh để thành quả của sự phát triển đến với mọi người dân, kể cả là ở vùng sâu vùng xa. Đấu tranh để những cán bộ thiếu năng lực rời nhiệm sở, để cho những người thực sự có tài năng ra lãnh đạo đất nước rồi đưa ra những chính sách đúng đắn nâng cao trình độ dân trí, nâng cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả quản lý, đẩy nhanh cải cách hành chính... Đấu tranh không để các nhóm lợi ích lũng đoạn chính trường, các hiệp hội không vì lợi ích cục bộ mà quên đi toàn xã hội, các tỉnh biên giới không buôn lậu hàng hóa bóp chết sản xuất trong nước.

Kể cả là có dùng đến những biện pháp mạnh tay, tân-chính phủ có thể dẹp được phong trào đấu tranh đòi mở rộng dân chủ trong nước, thì họ cũng phải đối diện với vô số vấn đề mà có thể những người có "3 đầu 6 tay" cũng phải đau đầu nhức óc. Đó là các vấn đề như ổn định nền kinh tế vĩ mô, tham nhũng, nhóm lợi ích, chênh lệch giàu nghèo và chủ quyền biển, như bà chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đã chỉ ra trong một bài báo mới đây. Đặc biệt nguy hiểm hơn là đang xuất hiện những nguy cơ bất ổn phi truyền thống, ngoài những nguy cơ cố hữu như mẫu thuẫn tôn giáo, đấu tranh dân chủ, đền bù đất đai; ngoài những nguyên nhân mà bà Chi Lan vừa kể, là các nguy cơ như: tội phạm ngày càng trẻ hóa, chống đối người thi hành công vụ khi vi phạm luật giao thông; tệ nạn xã hội: mại dâm, sử dụng, tàng trữ và buôn bán các dạng ma túy; trấn lột; cướp giật; móc túi... Rồi thì người ta dễ dàng giết nhau chỉ từ những mâu thuẫn rất nhỏ nhặt... Tất cả những hình thái tiêu cực của xã hội, từ lớn đến nhỏ, có thể nói không ngoa rằng đang được bộc lộ hết ra ngoài.

Những điều này đến có nguyên nhân là do việc xuống cấp đạo đức xã hội, từ trên xuống dưới, cán bộ từ lớn đến nhỏ, người dân từ già đến trẻ. Xã hội không còn ai gương mẫu dẫn đường. Giờ người ta không còn muốn làm người tốt, vì người tốt có vẻ thiếu thực tế, người tốt phải chịu thiệt thòi. Bây giờ người tốt được coi như những động vật quý hiếm, sắp tuyệt chủng. Tân chính-phủ không thể vì những chuyện lớn mà quên đi những chuyện nhỏ. Tất cả những hình thái tiêu cực trên của xã hội dần dần sẽ dẫn đến việc người dân sống vô đạo đức với nhau, vì đồng tiền mà coi thường các giá trị tốt đẹp, dẽ dàng coi thường người khác, coi thường cán bộ rồi sẽ đến lúc người ta coi thường pháp luật, coi thường người cầm quyền. Cha mẹ nghèo khó, ngoại tình dẫn đến con coi thường cha mẹ. Thày cô giáo nhận tiền dẫn đến học sinh coi thường giáo viên. Cảnh sát giao thông nhận tiền dẫn đến dân coi thường pháp luật, coi thường người thi hành công vụ. Y bác sỹ nhận tiền làm người bệnh coi thường ý đức của họ. Người lớn vì tiền mà coi thường xã hội thì trẻ con chúng cũng sẽ học theo. Hiện tượng trẻ hóa của tội phạm có nguồn gốc từ nguyên nhân đó.

Ngoài những nguy cơ bất ổn trong nước cả về kinh tế lẫn chính trị, tân chính-phủ còn phải đối diện với những nguy cơ bất ổn truyền thống và phi truyền thống của khu vực cũng như toàn cầu. Những nguy cơ bất ổn truyền thống như: mâu thuẫn ý thức hệ, mâu thuẫn tôn giáo, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, tranh chấp lãnh thổ, tình trạng khan hiếp lương thực, cạn kiệt tài nguyên... Những nguy cơ phi truyền thống như: khủng-bố quốc tế, tội phạm công nghệ cao, tội phạm quốc tế... Những vấn đề kinh tế như khủng hoảng kinh tế toàn cầu, lạm phát, nợ công... Những vấn đề môi trường như nước biển dâng (xâm thực mặn), hạn hán, lũ lụt, thiên tai, dịch bệnh, sa mạc hóa...

Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ II xảy ra có nguyên nhân từ "tranh chấp tài nguyên, phân chia thuộc địa" nhiều hơn mà mâu thuẫn ý thức hệ hay mâu thuẫn của chủ nghĩa dân tộc. Ngày nay 2 nguyên nhân truyền thống này đã quay lại hiện hữu: tài nguyên và lãnh thổ. Từ thuộc địa - nay đã lỗi thời - được thay bằng từ lãnh thổ. Có người còn gọi hoa mỹ hơn là địa chính trị, địa kinh tế... Nhưng ngoài 2 nguyên nhân truyền thống trên, tình trạng bất ổn, rồi từ đó dễ dẫn đến xung đột trên toàn cầu nay có thể đến từ nhiều nguyên nhân mới mang tính thời đại như: khủng-bố quốc tế, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, và tất nhiên vẫn còn đó nguyên nhân cố hữu là mâu thuẫn ý thực hệ CNXH-CNTB. Dù bây giờ, về mặt thực tế xã hội, không còn nước nào giữ nguyên bản chất XHCN.

Sẽ là ra sao nếu có một tổ chức bí mật đang lũng đoạn nền kinh tế toàn cầu? Đẩy giá lương thực, năng lượng lên cao vượt quá sức chịu đựng của những người dân nghèo ở các đất nước nghèo? Đất nước đó sẽ xảy ra bạo loạn, nội chiến khi vốn đã có những bất ổn truyền thống (bắc Phi). Nếu chính-phủ của đất nước đó xoay sở được, người ta có thể ngầm gieo những mầm mống bệnh dịch với con người, gia súc, gia cầm... VN là một đất nước xuất khẩu gạo, nước ta hoàn toàn làm chủ được nguồn lương thực. Nhưng sẽ ra sao nếu Lào ngăn đập ở thượng nguồn sông MeKong? Nước biển tràn vào xâm thực đồng bằng sông Cửu Long? Mất mùa, gia súc, gia cầm chết do dịch bệnh, con người cũng mắc dịch bệnh... Với những khó khăn đó, hỏi liệu tân chính-phủ VN chịu đựng được 5 năm? Khi xã hội vốn vẫn còn có rất nhiều những mầm mống bất ổn truyền thống. Tôi không tin tân chính-phủ VN chịu đựng được nếu 2 đồng bằng (2 đầu đất nước) xảy ra mất mùa! Tôi khó tin chính phủ trụ được khi có cuộc chiến tranh với một nước láng giềng!

Sẽ ra sao nếu "các thế lực thù địch" không trả thù bằng súng đạn, mà lại trả thù bằng những thủ đoạn thâm độc? Chính-phủ ỷ mình nắm trong tay quân đội, an ninh, cảnh sát? Xin thưa họ từ nhân dân mà ra, họ là của nhân dân và họ không quay lại bắn lại dân mình đâu! Vậy không còn cách nào khác, ngay bây giờ tân chính-phủ phải làm trong sạch bộ máy của mình, nâng cao tinh thần đoàn kết, nâng cao năng lực lãnh đạo, bản lĩnh chính trị, tinh thần chiến đâu... Triệt để chống tham nhũng, lãng phí, cửa quyền... để lấy lại niềm tin của nhân dân. Làm được những việc đó thì tôi tin rằng tân chính-phủ sẽ lãnh đạo đất nước vượt qua được những khó khăn, thách thức trong thời đại mới. Tránh để đất nước bị rơi vào một cuộc nội chiến hay các cuộc chiến tranh với các nước láng giềng, có thể làm mất mát tính mạng, tài sản của nhân dân, làm tụt lùi tương lai của dân tộc. Và khi nhìn nhận các vấn đề như vậy, ta có thể thấy chính phủ VN, chính phủ TQ hay các chính phủ của các nước bắc Phi có thể đang là nạn nhân của một âm mưu chính trị thâm độc trên toàn cầu.