LananhHPThành viên mới [TTVNOL]
Vietnam
Thành viên từ 15:09, 31/03/05
Hiện có 2335
Đã được 7 người bình chọn (3.29)


Nước non có vận, con người có số, ngàn năm đã vậy rồi không sao lay chuyển được. Chỉ có một điều có thể vững lòng mà khẳng định như Ông Phạm Quỳnh từng nói, “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn” - Ấy nói là còn giữ được văn hoá, giữ được tiếng nói thì không lo mất nước.

Lại nói về thuở trước, suốt bao đời Ngô Đinh Lý Trần Lê.

Ngô Quyền làm nên trận Bạch Đằng 938 lịch sử chấm dứt suốt 1000 năm Bắc thuộc, nhưng con ông là Ngô Xương Ngập Ngô Xương Văn không giữ được sự nghiệp ông cha gây nỗi loạn 12 sứ quân.

Đinh Tiên Hoàng tuy vũ dũng thống nhất đất nước, từng được thêm 3 vị anh tài nữa hình thành tứ trụ như Nguyễn Bặc, Đinh Điền, nhưng chỉ vì mắc sự thông mưu của Dương Vân Nga và Lê Hoàn mà trung thần bị giết hại, cháu con cũng lâm vong, nước mất nhà tan.

Thập đạo tướng Lê Hoàn vừa lấy được ngôi báu, vừa giành được vợ vua, nhờ đánh thắng Hầu Nhân Bảo ở Quảng Yên mà vỗ yên được trăm họ. Nhưng vì để lại nghiệp báo quá lớn nên kế vị ông là Lê Long Việt, Lê Long Đĩnh không những đầy tai tiếng mà còn quá ngắn ngủi...

Nhà Lý thay thế nhà Tiền Lê tạo ra cảnh thái bình, làm nên sự thịnh trị lâu dài nhất lịch sử nước Việt. Lý Đạo Thành, Tô Hiến Thành ngời sáng trong lịch sử như những vị quan thanh liêm chính trực. Lý Thường Kiệt (Ngô Tuấn) để nên trận thắng lẫy lững ở Ung Châu, Như Nguyệt cùng bản tuyên ngôn độc lập bất hủ đầu tiên. Nhà Lý cũng có bà Tấm Ỷ Lan tài hoa với dân đầy ơn sâu mưa móc. Nhưng cuối cùng đến đời Lý Chiêu Hoàng khi số cùng vận tận thì cả nhà bị Trần Thủ Độ chôn sống.

Triều đại Nhà Trần có lẽ là triều đại huy hoàng và cay đắng nhất Việt nam.

Ba lần nhà Trần chặn đứng được vó ngựa Nguyên Mông. Nhà trần đã khiến danh tướng Togan phải chui vào ống đồng mới mong thoát chết. Nhà Trần cũng vùi hàng vạn kẻ thù khiến "Đằng Giang tự cổ huyết do hồng". Nhà Trần cũng có vị Vua Phật đầu tiên trong lịch sử nước Việt Trần Nhân Tông. Nhà Trần cũng có vị thánh đầu tiên được dân phong là Đức Thánh Trần.

Thế nhưng nhà Trần cũng là triều đại suy tàn nhanh chóng vì để cho con cháu, kiêu tướng lộng hành tàn hại nhân dân. Ví như trùm tham nhũng Trần Khánh Dư coi lính dân như gà vịt. Đến nỗi để một lân quốc nhỏ vẫn từng cống nạp như Chiêm Thành có Chế Bồng Nga ba lần vào đốt phá Thăng Long. Đến nỗi vị thày học Chu Văn An, người từng dạy dỗ nhiều Thái Học sinh phải dâng Thất trảm sớ nhưng đành bất lực.

Vì vậy, cuối cùng Nhà Trần cũng mất vào tay Hồ Quý Lý. Đến nỗi người tướng tài như Trần Khát Chân dù từng giết được Chế Bồng Nga song khi vận Trần Triều không còn, đã mưu sự cùng với gần 400 người khác nổi dậy định ám sát Quý Ly tại hội thề Đối Sơn, song đành bại vong mất mạng.

Còn nhiều câu chuyện nữa về sau để kể.

Vậy, có phải vì được ơn sâu từng chống ngoại xâm, giành được độc lập mà một triều đại được tồn tại vĩnh viễn hay không?

Vậy, có phải khi một triều đại này thay triều đại kia chỉ vì nó đại diện cho nhân dân hay không? hay chỉ vì triều đại trước quá ư thối nát, bất lực, không còn khả năng bảo vệ độc lập tự chủ được nữa.

Lại ngược dòng lịch sử. Các vị vua lập quốc như Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lý Công Uẩn... đều xuất thân nghèo hèn áo vải nhưng nhờ vận nhờ thời mà đã làm nên sự nghiệp lớn lao. Thời vận của họ là gì? Họ có đại diện cho quyền lợi đại đa số nhân dân? chẳng qua hoàn cảnh lịch sử đã đặt họ vào vị trí đó. Khi ấy, triều đại cũ đã suy vong, bị tham nhũng hủ bại tha hoá hoàn toàn, đã trở nên gánh nặng cho dân tộc. Khi đó lịch sử cần sự thay đổi, dù rằng sự thay đổi ấy chỉ có tác dụng vài chục năm sau lịch sử lại tiếp tục cần đến thay đổi khác...

Tóm lại, vận nước có khi lên khi xuống, vận triều chính có lúc thịnh lúc suy. Cái gì cũng vậy cũng có sinh có diệt. Vấn đề là cái cũ phải tàn mới mong cây mới đâm chồi nẩy lộc. Cái vận ấy là quy luật, liệu có kẻ nào tránh được?