+ Reply to Thread
Page 2 of 5 FirstFirst 1 2 3 4 5 LastLast
Results 11 to 20 of 47

Thread: Luận Sử Tàu @ Viet Wiki...

  1. #11

    Re: Thần Tượng Của @#@# Ham Danh Hão - Lương Nguyên Đế

    Toàn là một lũ @#@# như nhau...

    From Wiki:

    Khống chế triều đình

    Nhĩ Chu Vinh tuy ở Tấn Dương, vẫn khống chế được triều đình ở Lạc Dương, sắp đặt bè đảng thân tín ở bên cạnh Hiếu Trang Đế, dò xét động tĩnh, biết hết mọi chuyện lớn nhỏ. Nhĩ Chu Vinh từng gởi giấy cho Lại bộ, muốn dùng người của ông ta làm huyện lệnh Khúc Dương. Lại bộ thượng thư Lý Thần Tuấn thấy người đó tư cách quá kém, không nhận lời, mà phái một người khác đi nhậm chức. Vinh cả giận, sai người của ông đến Khúc Dương giành lấy quan chức. Nhĩ Chu Vinh xin cho người phương bắc làm thứ sử các châu ở nam Hoàng Hà, Hiếu Trang Đế không cho. Nguyên Thiên Mục đến gặp Hiếu Trang Đế khuyên giải, Hiếu Trang Đế vẫn cương quyết không cho. Vinh căm giận nói: “Thiên tử là do ta lập nên, ngày nay đã không muốn nghe lời ta rồi!”

    Nhĩ Chu hoàng hậu là con gái của Nhĩ Chu Vinh, tính tình ganh ghét, ghen tuông. Hiếu Trang Đệ lệnh cho Nhĩ Chu Thế Long đến khuyên giải, nhưng Hoàng hậu cậy thế lực của cha mình, không thay đổi gì!

    Hiếu Trang Đế bị Nhĩ Chu Vinh trong ngoài bức bách, luôn ấm ức không vui, lại nhớ đến sự kiện Hà Âm, sợ về sau Nhĩ Chu Vinh trở mặt vô tình, bản thân cũng khó bảo toàn. Hiếu Trang Đế cùng với Thành Dương Vương Nguyên Huy và thị trung Lý Úc ngầm bàn tính ám hại Nhĩ Chu Vinh. Thị trung Dương Khản và Thượng thư Hữu Bộc xạ Nguyên La cũng dự vào âm mưu này.

    Cậy mạnh về kinh, bị hại trong cung

    Cậy mạnh về kinh


    Đúng vào lúc đó, Nhĩ Chu Vinh xin về kinh, thăm hỏi Nhĩ Chu hoàng hậu sắp sinh nở. Nguyên Huy kiến nghị thừa lúc Nhĩ Chu Vinh vào cung, bắt lấy mà giết đi. Nguyên Huy Nghiệp lại sợ Vinh đề phòng cẩn thận, không thể làm được. Hiếu Trang Đế do dự, không dám quyết định. Quan viên, nhân dân Lạc Dương nghe tin Vinh sắp đến, rối rít bỏ trốn. Vinh bèn gởi cho quan viên trong triều mỗi người một bức thư, nói rằng: muốn ra đi hay ở lại, hoàn toàn tôn trọng ý nguyện của mỗi người, không hề miễn cưỡng. Trung thư xá nhân Ôn Tử Thăng đem lá thư trình lên cho Hiếu Trang Đế, Đế biết rằng Vinh không thể không về kinh, rất không vui.

    Thượng thư Tả bộc xạ Nhĩ Chu Thế Long cảnh giác hành động của Hiếu Trang Đế, nhắc nhở với Nhĩ Chu Vinh. Nhưng Vinh cậy thế lực của mình lớn mạnh, xé nát thư của Thế Long, nhổ nước bọt mà nói: “Mật của Thế Long nhỏ như chuột, ai dám làm thế chứ?” Vợ của ông cũng khuyên ông không nên về kinh, ông không nghe.

    Tháng 8 năm Vĩnh An thứ 3 (530), Nhĩ Chu Vinh đưa 5000 kỵ binh từ Tịnh Châu về kinh, mọi người đều nói: “Nhĩ Chu Vinh làm phản!”, lại có lời đồn: “Thiên tử nhất định muốn giết Nhĩ Chu Vinh!”

    Tháng 9, Nhĩ Chu Vinh đến Lạc Dương, Hiếu Trang Đế tính toán lập tức bắt lấy ông mà giết đi, nhưng lại sợ Nguyên Thiên Mục còn ở Tịnh Châu, sẽ thành hậu hoạn, không thể phát động, vì thế, hoàng đế triệu Nguyên Thiên Mục vào kinh. Có người cánh cáo Nhĩ Chu Vinh: “Hoàng thượng muốn trừ bỏ ông!”, Vinh lập tức tấu lên Hiếu Trang Đế, hoàng đế nói: “Người ta ngoài mặt đều nói đại vương muốn giết trẫm, tin thế nào được!?” Vinh tự cho là mình tuyệt đối an toàn, mỗi lần vào cung tấn kiến, chỉ mang theo vài chục vệ sĩ, mà không mang theo võ khí. Hiếu Trang Đế muốn dừng việc ám sát Nhĩ Chu Vinh, Thành Dương vương Nguyên Huy khuyên cương quyết thi hành.

    Bị hại trong cung

    Ngày 15 tháng 9, Nguyên Thiên Mục đến Lạc Dương, Hiếu Tranh Đế ra thành nghênh đón. Ngày 25 tháng 9, Hiếu Trang Đế đặt phục binh ở đông sương của điện Quang Minh, nói rằng hoàng hậu đã hạ sinh hoàng tử, sai Nguyên Huy cưỡi ngựa đến báo với Nhĩ Chu Vinh. Khi ấy, Vinh và Nguyên Thiên Mục đang đánh bạc, hoàng cung phái văn võ bá quan đến triệu Vinh, liên tiếp thúc giục, Vinh bèn tin là thực, cùng Nguyên Thiên Mục nhập triều.

    Nhĩ Chu Vinh và Nguyên Thiên Mục lập tức vào cung, Hiếu Trang Đế đang ngồi ở đông sương, mặt nhìn về phương tây, Vinh và Thiên Mục ngồi ở bên phải, nhìn về hướng đông nam. Nguyên Huy lên điện, hành lễ làm hiệu, Quang lộc thiếu khanh Lỗ An, Điển ngự Lý Khản Hy rút đao, từ đông sương xông ra. Nhĩ Chu Vinh nhảy dựng lên, xông thẳng đến đánh Hiếu Trang Đế, Đế vung Thiên ngưu đao chém Vinh ngã xuống. Bọn Lỗ An huy đao chém bừa, Nhĩ Chu Vinh, Nguyên Thiên Mục cùng con trai Vinh là Bồ Đề, Xa kỵ tướng quân Nhĩ Chu Dương Đổ,… hơn 30 người theo Vinh vào cung đều bị phục binh giết chết.

    Hiếu Trang Đế nhặt cái hốt của Nhĩ Chu Vinh lên xem, thấy trên mặt có ghi mấy điều, đều là tên những tả hữu của hoàng đế đã bị bài trừ hoặc đang được nhiệm dụng, không phải là tâm phúc của Vinh, đều phải trục xuất khỏi cung đình. Hiếu Trang Đế nói: “Tên vô lại này nếu như sống qua khỏi ngày hôm nay, sẽ không tài nào chế phục hắn được!”

    Nhĩ Chu Vinh bị giết khi mới 38 tuổi. Tin tức truyền ra, trong triều ngoài nội, ai cũng vui mừng.

  2. #12

    Re: Thần Tượng Của @#@# Ham Danh Hão - Lương Nguyên Đế

    From Wiki:

    Ham thích săn bắn, tính cách tàn bạo

    Nhĩ Chu Vinh yêu thích săn bắn, không quản xuân hạ thu đông, mỗi lần hoàn thành vòng vây, đều lệnh cho quan quân hành động chỉnh tề theo hiệu lệnh; chẳng may có một con hươu thoát khỏi vòng vây, ắt có vài người mất mạng. Từng có một binh sĩ, thấy cọp thì sợ hãi bỏ chạy, Nhĩ Chu Vinh hỏi anh ta: “Ngươi sợ chết à?” rồi lập tức chém đầu. Vì thế, mỗi lần đi săn, sĩ tốt đều như ở chiến trường. Từng có lần phát hiện một con cọp trong hang núi, Vinh lệnh cho mười người tay không đến bắt, nhưng không được làm bị thương con cọp, có vài người chết dưới miệng cọp dữ mới bắt được.

    Nhĩ Chu Vinh xem việc săn bắn là một niềm vui, chỉ có bộ hạ của ông là vô cùng khổ sở. Nguyên Thiên Mục can ngăn, Vinh cho rằng săn bắn cũng là luyện binh, không nghe.

    Công sánh Tào Tháo, tội tày Đổng Trác

    Nhĩ Chu Vinh là một quân sự gia kiệt xuất, nhưng ông không phải là chính trị gia, quyền mưu gia. Chịu ảnh hưởng của Ngụy thư, người đời sau đánh giá ông: Công sánh Tào Tháo, tội tày Đổng Trác.

    Đối với chính sự, dân tình, ông chẳng quan tâm, chỉ biết dùng vũ lực giải quyết vấn đề. Đối với việc bổ nhiệm quan lại, Nhĩ Chu Vinh xin cho ai thì không được không thành công, ông từng phái người của mình đi giành lấy quan chức, đuổi đi người mà triều đình mới bổ nhiệm.

    Nhĩ Chu Vinh xem trọng nhân tài, đã thu dụng anh em Hạ Bạt (Doãn, Nhạc), Cao Hoan, Vũ Văn Thái,… nhận lời Hạ Bạt Thắng mà tha cho Úy Khánh Tân; nhưng chỉ thực sự trọng dụng con cháu họ Nhĩ Chu. Thời bấy giờ gọi là Nhĩ Chu ngũ hổ: các em họ là Thế Long, Độ Luật, Trọng Viễn; cháu trai là Triệu và Thiên Quang. Ông từng phái Hạ Bạt Nhạc chinh thảo Vạn Sĩ Sửu Nô, Tiêu Bảo Dần, nhưng Nhạc lo sợ, thông qua anh trai là Hạ Bạt Thắng đề cử Nhĩ Chu Thiên Quang. Chinh thảo Sửu Nô, Bảo Dần rồi Vương Khánh Vân, Vạn Sĩ Đạo Nhạc sau này, công lớn nhất phải thuộc về Nhạc.

    Sau sự kiện Hà Âm, quan dân Lạc Dương sợ hãi, rối rít bỏ trốn. Quan viên không có, trực vệ trống rỗng, sĩ tử trong thành mười phần không còn được một. Sau đó, ông bổ nhiệm thân tín của mình nắm lấy các chức vụ quan trọng, khiến cho tình hình triều chính của Bắc Ngụy càng thêm hỗn loạn.

    Nhĩ Chu Vinh chính là người đã đào mồ chôn cho vương triều Bắc Ngụy, đẩy nhanh vương triều này đến bờ diệt vong, có tác dụng thúc đẩy lịch sử phát triển.

  3. #13

    Re: Thần Tượng Của @#@# Ham Danh Hão - Lương Nguyên Đế

    Bao nhiêu Triều Đại được thành lập từ xương máu, ý chí và sự lãnh đạo [tài năng] của những Vĩ Nhân, "Đỉnh Thiên Lập địa"... để rồi lại bị hủy diệt trong tay bọn @#@# Sâu Dân Mọt Nước, Cô Chiêu Cậu Ấm ăn chơi hoang đàng, bất tài vô dụng... [như Nhà tần, Nhà Thục Hán...].

    Diệt vong

    Nhà Bắc Tề được cai trị bởi những vị hoàng đế hung bạo và thiếu năng lực như Văn Tuyên Đế Cao Dương, Vũ Thành Đế Cao Đam (hay Trạm) và Hậu Chủ Cao Vĩ cùng các quan lại tham nhũng biến chất cũng như quân đội ngày càng yếu kém hơn.

    Mặc dù ban đầu khi mới thành lập, Bắc Tề là nước mạnh nhất trong số ba nước chính tại Trung Quốc cùng Bắc Chu và Trần, nhưng dần dần bị sa sút trong cuộc chiến với hai quốc gia kia.

    Vũ Thành Đế đã nghe theo lời khuyên của Hoài Dương Vương Hoà Sĩ Khai, truyền ngôi cho Thái tử Cao Vĩ vào năm 564 rồi lui về sau để mặc sức hưởng lạc. 3 năm sau thì Vũ Thành Đế chết do tửu sắc quá độ. Trong thời gian Cao Vĩ cai trị, nạn tham nhũng và lãng phí càng phát triển. Đến hậu kỳ Bắc Tề, nông dân mất hết đất đai, bỏ nhà lưu vong khiến thu nhập tài chính của Bắc Tề hết sức nguy ngập. Chính trị Bắc Tề đen tối, tham quan ô lại dẫy đầy mọi nơi. Tề Hậu Chủ Cao Vĩ là một hôn quân hoang đường, dâm dục tàn bạo, xây dựng cung điện chùa chiền liên miên, hoang phí vô độ. Vì vậy, bóc lột càng nặng, dân không đất sống, lửa khởi nghĩa bùng bùng phát sinh.

    Năm 577, Bắc Chu Vũ Đế (Vũ Văn Ung) mang quân đánh Bắc Tề. Hậu Chủ Cao Vĩ vẫn mải cùng mỹ nhân Phùng Tiểu Lân vui chơi đàn hát, không quan tâm tới mặt trận. Mãi tới khi quân Bắc Chu kéo tới gần, Cao Vĩ vội bỏ chạy, không dám chống cự.

    Anh họ Cao Vĩ là An Đức Vương Cao Diên Tông (con trai Cao Trừng) xưng đế trong một thời gian ngắn trong năm 577 sau khi binh lính bảo vệ thành Tấn Dương (晉陽, nay thuộc Thái Nguyên, Sơn Tây) tôn ông lên ngôi khi Cao Vĩ bỏ chạy khỏi Tấn Dương. Tuy nhiên, Cao Diên Tông gần như bị quân Bắc Chu đánh bại ngay lập tức và bị bắt, vì thế nói chung không được coi là Hoàng đế Bắc Tề thật sự.

    Thái thượng hoàng Cao Vĩ sau khi bỏ chạy đã cố gắng ban bố một chỉ dụ thay mặt cho con trai mình là Ấu Chủ còn quá nhỏ để nhường ngôi cho chú họ mình (con trai Cao Hoan) là Nhậm Thành Vương Cao Giai (高湝), nhưng các viên quan mà ông giao nhiệm vụ truyền chỉ dụ cho Cao Giai đã đầu hàng Bắc Chu chứ không tới truyền chỉ dụ cho Cao Giai. Sau đó Cao Giai cũng bị quân Bắc Chu bắt giữ.

    Cha con Cao Vĩ cuối cùng bị quân Bắc Chu bắt. Chu Vũ Đế sai hai cha con múa hát làm trò trong quân rồi mang chém cả hai.

    Sau đó con trai Văn Tuyên Đế là Phạm Dương Vương Cao Thiệu Nghĩa, dưới sự bảo hộ của người Đột Quyết đã xưng làm Vua Bắc Tề trên lãnh thổ Đột Quyết, nhưng đã không thành công trong việc tái chiếm lãnh thổ cũ của Bắc Tề. Nhưng đến năm 580, Thiệu Nghĩa bị người Đột Quyết bắt nộp cho Bắc Chu và bị giam giữ tại khu vực Tứ Xuyên ngày nay. Đây cũng là vấn đề gây tranh luận xem Cao Thiệu Nghĩa có nên được công nhận là Hoàng đế Bắc Tề hay không, nhưng trong bất kỳ trường hợp nào thì năm 577 nói chung được các sử gia coi là thời điểm kết thúc nhà Bắc Tề.

  4. #14

    Re: Thần Tượng Của @#@# Ham Danh Hão - Lương Nguyên Đế

    Ngoài những @#@# Ngu Si [khôn lỏi], chuyên hại người hại mình [như Giang Sung]... còn có những bậc Vĩ Nhân, anh hùng cái thế, suốt đời quang minh lỗi lạc, chiến công hiển hách, xây dựng đại nghiệp.... để rồi cuối đời lại trở nên đần độn, hoang tưởng, u mê... hầu như/có khi phá tan, làm mất đi ít nhiều "Hình Tượng"/Sự Nghiệp/Thành Quả đã gầy dựng/đạt được trước kia [ví dụ như Tần Thủy Hoàng, Vương Mãng{?} Hán Vũ Đế, & Hitler...].

    Cuối đời, Hán Vũ Đế sa vào hưởng lạc, xây cất nhiều cung điện và tin vào chuyện mê tín. Do tin vào chuyện trong một giấc mơ, ông sai cận thần Giang Sung mở một cuộc điều tra và thảm sát nhiều người, trong đó có cả cha thừa tướng Công Tôn Hạ, các công chúa là chị em gái ông như Chư Ấp, Dương Thạch, cháu Vệ hoàng hậu là Vệ Nguyên,... Cuối cùng Giang Sung tìm đến cung của Vệ hậu và thái tử Lưu Cứ, rao lên rằng có bùa yểm. Lưu Cứ sợ Giang Sung hại mẹ con mình, bèn giả lệnh vua bắt Sung và mang quân chiếm cứ các vị trí trọng yếu trong kinh thành Tràng An. Hán Vũ Đế đang dưỡng bệnh, nghe tin thái tử làm loạn bèn sai thừa tướng Lưu Khuất Mạo đem quân bắt thái tử. Cuối cùng thái tử Lưu Cứ bị thua, phải tự vẫn. Hoàng hậu Vệ Tử Phu bị buộc phải tự vẫn; 3 hoàng tử, 1 công chúa khác cũng bị xử tử[2].

    Không lâu sau đó thừa tướng Lưu Khuất Mạo cũng bị cho là dính dáng tới chuyện yểm bùa và bị giết.

    Cuối cùng Hán Vũ Đế tỉnh ngộ ra rằng những chuyện yểm bùa phần nhiều do Giang Sung bày đặt ra, nên bắt giết cả nhà Giang Sung.

    Hán Vũ Đế sau đó còn cố gắng tìm thuốc tiên để trường sinh bất lão. Ông gả con gái cho phương sĩ Dịch Đại, phong làm tướng quân và tước hầu, giao cho 10 vạn cân vàng để tìm thuốc tiên. Vì Dịch Đại tìm mãi không ra thuốc tiên nên bị Vũ Đế giết chết[3].

    Hán Vũ Đế qua đời năm 87 TCN sau 54 năm ở ngôi, hưởng thọ 70 tuổi, được tôn miếu hiệu là Thế Tông, thụy hiệu là Hiếu Vũ Hoàng đế, thường gọi là Vũ Đế. Ông là vị vua ở ngôi lâu nhất và thọ nhất nhà Tây Hán.

    Vũ Đế mất, Thái tử Lưu Phất Lăng lên ngôi, tức là Hán Chiêu Đế. Vua mới tuổi còn nhỏ, được Đại Tư Mã Hoắc Quang giúp sức, tiếp tục sự phồn thịnh của nhà Tây Hán qua 2 đời Chiêu Đế (87 TCN - 74 TCN), Tuyên Đế (74 TCN - 49 TCN)

  5. #15

    Re: Thần Tượng Của @#@# Ham Danh Hão - Lương Nguyên Đế

    Lũ @#@# này suốt ngày chỉ biết TRANH/GIÀNH [nhau] Quyền Lợi, Danh Vị... mà bất cần Hậu Quả [Lâu Dài] ra sao...

    Đại thần Hoắc Quang được Hán Vũ Đế ủy nhiệm làm phụ chính qua 3 đời vua, có nhiều công lao và tỏ ra lộng quyền. Ngoài việc đưa cháu gái vào làm vợ Hán Chiêu Đế (Thương Quan hoàng hậu) trước đây, đối với Tuyên Đế, gia đình họ Hoắc cũng tìm cách gây ảnh hưởng để khống chế. Vợ Hoắc Quang mua chuộc ngự y đầu độc giết chết vợ Tuyên Đế là hoàng hậu Hứa Bình Quân và đưa con gái là Hoắc Thành Quân vào cung thay chỗ. Từ đó uy thế họ Hoắc trong triều càng lớn.

    Sau khi Hoắc Quang chết, con là Hoắc Ngẫu thay chức, các cháu cũng được vào triều làm quan, phong tước hầu. Nhưng họ Hoắc còn muốn giết thái tử Lưu Thích là con Hứa hậu đã bị hại để hy vọng con Hứa hậu sẽ thay ngôi. Âm mưu bại lộ, họ Hoắc lại định dựa vào Thương Quan hoàng hậu (vợ Chiêu Đế, cũng là con Hoắc Quang) để mưu làm phản, đưa cháu Hoắc Quang là Hoắc Sơn lên ngôi vua.

    Tuyên Đế biết âm mưu đó, bèn bắt chém ngay Hoắc Ngẫu và bắt Hoắc Sơn, Hoắc Vân tự sát. Sau đó gia đình họ Hoắc và thủ hạ đều bị xử tội. Hoắc hậu bị phế truất. Thế lực họ Hoắc bị đánh đổ hoàn toàn.

  6. #16

    Re: Thần Tượng Của @#@# Ham Danh Hão - Lương Nguyên Đế

    Bắt đầu vào chuyện TAM QUỐC... những dữ kiện Lịch Sử [TQ] mà giờ đây, hầu như ai cũng đã "Xem" qua.

    Khởi đầu là @#@# Nhẹ Dạ, Thiếu Quyết Đoán Hà Tiến [cũng như Hà Thái Hậu] và lũ Hoạn Quan [Thập Thường Thị]--và nhất là Danh... "Hùng" Đổng Trác.


    From Wiki [http://vi.wikipedia.org/wiki/Tam_Qu%E1%BB%91c]:

    Lưu Biện là con vua Hán Linh Đế và Hà hoàng hậu. Tháng 5 năm 189, Linh Đế qua đời, Lưu Biện mới 15 tuổi lên ngôi, tức là Hán Thiếu Đế. Hà thái hậu cùng anh là Hà Tiến làm phụ chính.

    Hà Tiến mâu thuẫn gay gắt với các hoạn quan do Trương Nhượng cầm đầu. Hà Tiến vừa nắm quyền bèn giết ngay hoạn quan Kiển Thạc, sau đó định trừ hết hoạn quan. Tuy nhiên, Hà thái hậu lại phản đối vì các hoạn quan từng có công khuyên Linh Đế nên Hà hậu không bị truất.

    Hà Tiến bèn triệu châu mục Tinh châu là Đổng Trác vào kinh giết hoạn quan. Ý định bị lộ, Trương Nhượng ra tay trước, dùng phục binh trong cung giết chết Hà Tiến. Thủ hạ của Hà Tiến là Ngô Khuông, Viên Thiệu mang quân giết chết các hoạn quan.

    Đổng Trác vào kinh khống chế triều đình, đến tháng 10 năm 189 bèn phế truất Thiếu Đế Lưu Biện làm Hoằng Nông vương và lập em ông là Trần Lưu vương Lưu Hiệp mới 8 tuổi lên ngôi, tức là Hán Hiến Đế. Lưu Biện ở ngôi chỉ được 5 tháng.

    Sang năm 190, hai mẹ con Lưu Biện bị Đổng Trác giết chết. Lúc đó ông mới 16 tuổi. Trung Quốc bước vào thời kỳ chiến tranh quân phiệt.

  7. #17

    Re: Thần Tượng Của @#@# Ham Danh Hão - Lương Nguyên Đế

    Nhân Vật @#@# Đần Độn, Tứ Chi Phát Triển, lẫy lừng kế tiếp [thời Tam Quốc] là Lã Bố.

    Trước đó có:

    - Ngô Vương Phù Sai
    - Hạng Võ


    Bọn @#@# Ngu Si, Thiển Cận, Hám Lợi, & Phản Phúc [để rồi hại người, sau đó hại mình]... gồm có:

    - Bá Hi [thời Đông Châu Liệt Quốc]
    - Phạm Thư
    - Triệu Cao
    - Cao Cầu
    ...

  8. #18

    Re: Thần Tượng Của @#@# Ham Danh Hão - Lương Nguyên Đế

    Những hành vi điển hình biểu hiện tư duy, cá tính của bọn @#@#....

    From Wiki:

    Chu Ôn lên ngôi, tức Lương Thái Tổ. Tuy thay thế nhà Đường nhưng Hậu Lương chỉ làm chủ phần lớn Trung Nguyên, nhiều nơi vẫn cát cứ từ cuối thời Đường không đánh chiếm được, một số vùng lãnh thổ khác yếu hơn thì thần phục ở mức độ hạn chế. Phía đông bắc là nước Yên (Lưu Thủ Quang), phần Sơn Tây bị nước Tấn (Lý Khắc Dụng) cát cứ, phía tây là nước Kỳ (Lý Mậu Trinh) và Tiền Thục (Vương Kiến), phía nam là một loạt nước Sở, Mân, Ngô, Ngô Việt và sau đó là Nam Hán (Lưu Cung - 917).

    Nhà Lương phải lo đối phó với đối thủ lớn nhất là nước Tấn của họ Lý trong suốt thời gian tồn tại vì hai họ Chu, Lý có thâm thù từ cuối thời Đường.

    Chu Ôn hoang dâm, thường bắt các con dâu vào hầu khiến các con trai tức giận. Năm 912, con thứ Chu Hữu Khuê giết cha trong cung và lên làm vua. Chưa được 1 năm, sang năm 913, một người con khác là Chu Hữu Trinh giết Hữu Khuê lên ngôi, tức Lương Mạt Đế. Nhà Hậu Lương dần dần suy yếu trước nước Tấn.

    Năm 923, con Lý Khắc Dụng là Lý Tồn Húc đánh chiếm Biện Lương. Lương Mạt Đế nhảy vào lửa tự vẫn. Lý Tồn Húc lên làm vua, lập ra nhà Hậu Đường.

    Nhà Hậu Lương mất từ đó, có 3 vua, truyền được 17 năm. Do thời Ngũ đại, chiến tranh, binh biến lật đổ liên miên nên Lương Mạt Đế chính là vị vua trị vì lâu nhất (11 năm).

  9. #19

    Re: Thần Tượng Của @#@# Ham Danh Hão - Lương Nguyên Đế

    Một nhân vật điển hình của lũ @#@# ăn hại đái nát, phá tan sự nghiệp của cha ông...
    Hán Hiếu Hoài Đế Lưu Thiện (tiếng Hoa giản thể: 刘禅 tiếng Hoa phồn thể: 劉禪; 207-271), tên lúc nhỏ là A Đẩu, là vị hoàng đế thứ hai và là hoàng đế cuối cùng của Thục Hán. Lưu Thiện là con Lưu Bị và Cam phu nhân.

    Cuộc đời

    Trong Trận Trường Bản, Lưu Thiện đã được Triệu Tử Long cứu sống cùng mẹ là Cam phu nhân.

    Lưu Thiện được đưa lên ngôi hoàng đế năm 16 tuổi sau khi Lưu Bị mất ở thành Bạch Đế (223). Lưu Thiện được thừa tướng Gia Cát Lượng và Lý Nghiêm phò tá. Gia Cát Lượng đã nhiều lần thống lĩnh quân đánh nước Ngụy, nhiều lần sắp thành công nhưng ở Thành Đô, Lưu Thiện đã nghe theo lời xiểm nịnh của hoạn quan hoặc bị mắc mưu tin đồn thất thiệt của quân Ngụy nên nhiều lần hạ lệnh cho Gia Cát Lượng rút quân khi sắp chiến thắng. Sau khi Gia Cát Lượng mất, Khương Duy tiếp tục thống lĩnh quân phò tá Lưu Thiện.

    Tuy nhiên, năm 263, quân Ngụy do Đặng Ngải vượt núi non hiểm trở bất ngờ tấn công kinh đô Thục Hán ở Thành Đô, Lưu Thiện dẫn toàn bộ quần thần ra hàng, đánh dấu sự kết thúc của Thục Hán. Lưu Thiện được đưa đến Lạc Dương, kinh đô nhà Ngụy và được vua Ngụy (thực quyền lúc đó đã rơi vào tay họ Tư Mã) phong An Lạc Tư Công, và Lưu Thiện sống cuộc sống an nhàn cho đến khi mất.

  10. #20

    Re: Thần Tượng Của @#@# Ham Danh Hão - Lương Nguyên Đế

    Có lẽ cái "Văn Hóa" Đâm Sau Lưng Chiến Sỹ, Qua Cầu Rút Ván... được hình thành, hun đúc... từ những tấm gương này...

    Chung Hội (tiếng Trung giản thể: 锺会, phồn thể: 鍾會), tự Sĩ Quý (士季), sinh năm 225, mất năm 264. Ông là người Trường Xã, Dĩnh Xuyên (nay là phía đông Trường Cát, tỉnh Hà Nam), con của thái phó Chung Do, em của Chung Dục. Là một một tướng tài của Tào Ngụy thời kì Tam Quốc. Ông từng trải qua các chức vụ như bí thư lang, thượng thư, trung thư thị lang. Thời Tào Mao xưng đế, tước vị của ông là quan nội hầu. Từng cùng Tư Mã Chiêu dẹp loạn Gia Cát Đản. Năm Cảnh Nguyên thứ ba (262) thời Ngụy Nguyên đế Tào Hoán được phong tư đồ, tước vị Huyền hầu.

    Ông cùng với Đặng Ngải là những tướng chinh phạt Thục Hán. Sau khi vua Thục Hán là Lưu Thiện dâng thành đầu hàng Đặng Ngải, Khương Duy vì muốn phục hưng lại nhà Hán bèn tìm cách đi theo Chung Hội lập kế li gián giũa Chung Hội và Đặng Ngải. Cuối cùng Chung Hội nghe lời Khương Duy, thông qua Tư Mã Chiêu cũng giết được Đặng Ngải. Sau đó, chính ông lại bị Tư Mã Chiêu giết chết do bị nghi ngờ sau này sẽ tạo phản.

+ Reply to Thread
Page 2 of 5 FirstFirst 1 2 3 4 5 LastLast

Similar Threads

  1. About Bác Hồ... [Viet Nam]
    By Do Do in forum DIỄN ĐÀN TUỔI TRẺ
    Replies: 0
    Last Post: 12th July 2014, 06:02 PM
  2. Yes or No [Viet-Sub]
    By Do Do in forum Comedies | Phim Hài
    Replies: 0
    Last Post: 15th May 2012, 09:47 AM
  3. Yes or No [Viet-Sub]
    By Do Do in forum Dramas & Romances | Phim Tình Cảm
    Replies: 0
    Last Post: 15th May 2012, 09:47 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts