Hai Lúa Bắc Kỳ [Face Book]:

Tin tức về vụ Tiên Lãng ồn ĩ An-nam cả tháng nay. Từ lề trái đến lề phải. Từ bần nông, trẻ trâu đến tinh hoa già cả nguyên, cựu. Từ tướng lãnh hưu trí, văn sĩ nửa mùa cho đến trí thức lỗ đít, nhà báo xa lông..., ôi thôi, không sót mống nào. Chúng tạo nên một phường bát âm với đủ cả thanh la não bạt chũm chọe trống ếch nhị hồ. Chẳng biết gọi sự trình tấu đó thuộc thể loại gì, nhưng nói như ông Nam Cao, nhắng và nhặng xị.

Cho đến nay, chưa có một bài tường thuật chi tiết diễn tiến sự vụ, ( chưa nói là phân tích, đánh giá đúng sai) bởi khi xảy ra, các thành phần trên đang còn rung đùi ở một xó xỉnh nào đó. Những người trong cuộc là biết rõ, nhưng kẻ thì đang tống giam, người thì trốn chạy. Đám dân đen bâu đỏ bờ đê thì cũng chỉ hóng là tài. Còn lũ quan lại, sai nha? thì đúng như bản chất, chỉ tài ăn cướp, bịt mồm và đổ tội. Nói thế để thấy, khi sự vụ ồn ĩ lên thì sự thật đã“ bốc hơi” đi ít nhiều, về cả hai phía. Và cái sự thật “ bốc hơi” đó còn bay cao mãi, tạo thành những cơn mưa “ không biết đâu mà lần” rơi lộp bộp xuống cánh đồng Tiên lãng.

Về mặt pháp lý, việc tổ chức phòng thủ chống lại lũ quan lại, sai nha khoác áo thi hành công vụ gây hậu quả nghiêm trọng là sai. Nó cấu thành tội chống người thi hành công vụ và có dấu hiệu cấu thành tội giết người. Khoan hãy nói đến tính đúng sai của việc cưỡng chế đã nhế. Người ta cho rằng, hành vi đó là đường cùng với lý lẽ anh Văn Vươn là người có học nên không thể xử sự như thế nhưng việc cưỡng chế là hành vi tước đoạt trắng trợn tư liệu sản xuất của anh, nên lẽ xảy ra là tất yếu. Hãy đặt ra câu hỏi, có cách nào giải quyết vấn đề ổn thỏa hơn không? Chắc chắn là có và anh Văn Vươn cũng đã làm.( nhưng bị lũ quan lại, sai nha đánh tháo) Và Văn Vươn đã chọn cách khác. Và khi bạo lực chống lại bạo lực thì sự đổ máu là đương nhiên. Nó để lại hậu quả đau đớn cho bản thân gia đình Văn Vươn & anh em. Còn đám quan lại, sai nha? Câu trả lời rất khó bởi ở xứ An-nam này nếu bỏ tù hết lũ đó thì lấy ai ra làm cán bộ. Không khéo xứ sở này sẽ tuyệt chủng lãnh đạo chứ chả chơi. Loạn. Như thế thì loạn lắm!

Ở xứ nhược tiểu, tiểu nông và bần nông này, chuyện đất đai chưa bao giờ là iên ả. Thời phong kiến, nhà nước khuyến khích khẩn hoang và tích tụ điền địa. Thế mới sinh ra tầng địa chủ và lớp thợ cày. Đến thời thiên đàng, khi đánh bả dân cày có ruộng để lập triều, xong xuôi thì ông địa chủ to nhất lại là nhà nước. Đám thợ cày từ chỗ cày thuê cho ông địa chủ nhỏ, bỗng chốc lại đi làm thuê cho ông địa chủ to. Ông này làm mỗi việc chả có gì mới mẻ hơn là phát canh, thu tô dưới cái tên mỹ miều là điền địa luật. Mẹ cha nó, luật đéo gì mà dân cày chỉ có quyền chiếm hữu, sử dụng và không hề được định đoạt. Nói trắng mẹ ra là đéo được quyền sở hữu. Họ chỉ có quyền duy nhất là cày thuê trên miếng đất đáng ra là của mình.

Địt mẹ, viết đến đây lại căm cái bọn giãy chết. Chúng sông nhăn răng, thịnh vượng trên lý lẽ tôn trọng quyền sở hữu và tuyệt đối bảo vệ quyền tư hữu công dân. An-nam ta thì khác hẳn. Thế nên hệ quả - hậu quả từ đó mà ra chứ đâu. Khi những quyền cơ bản của công dân không được tôn trọng và bảo vệ thì chuyện đéo gì cũng có thể xảy ra được hết. Đó hầu như là một định mệnh khốn khổ của xứ sở lắm sầu bi. Thôi dí buồi vào biên lách nữa. Về quê đây! Tên nào thích thì vầu mà chém gió.

Có giải pháp nào cho sự vụ Tiên lãng và toàn cõi An-nam? Có chứ. Đó là nhà nước phải tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu & tư hữu của công dân cũng như tôn trọng tất cả những quyền khác thuộc về cá nhân họ. Duy nhất đấy. Anh thề. Bằng không, sẽ còn nhiều Tiên lãng với quy mô và mức độ dữ dội hơn nhiều. Anh thật!

Đấy, vấn đề anh gợi mở đã rộng như tử cung kì rụng trứng. Tra những cái đầu bựa bẩn u mê vào đi. Đéo ai nhiều thời gian đi suy nghĩ hộ cho các bạn được. Anh té đây. Mẹ anh gọi về rồi.
http://www.photphet.info/2012/01/khai-ti-ao.html