Các bạn này có nhầm lẫn giữa Phong Trào vs Hội Đoàn hay không mà lại lập Hội Brotherhood for Democracy (Association?) [để tranh đấu, đòi hỏi Nhân Quyền & Tự Do cho Việt Nam]?

Hay là lại có những lý do thầm kín gì khác?

Nên hay không nên lập HỘI?

Nhà CQCSVN có quyền "điều tra"/thẩm vấn những thành viên của Hội này không [dựa trên Điều 4 Hiến Pháp 1992]?

http://www.vanganh.info/2013/05/ls-a...m-dan-chu.html

LS Đài bị CA thẩm vấn về 'Hội anh em dân chủ'


Logo của Hội Anh Em Dân Chủ mà LS Nguyễn Văn Đài và một số bằng hữu thành lập gần đây. (Hình: Facebook)

Đăng bởi Thùy Trâm vào Thứ hai, ngày 13 tháng năm năm 2013 | 12:49 [TTXVA]

HÀ NỘI 12-5 - Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài bị công an thẩm vấn suốt nhiều giờ trong ngày Thứ Hai 12 Tháng Năm, vì một hội đoàn mà ông và bạn bè thành lập ít ngày gần đây.

Trên facebok, LS Đài cho hay “Tối qua CA phường mang giấy triệu tập của an ninh điều tra, mời tôi 8 giờ sáng nay, 12-5 có mặt tại số 6 Quang Trung, Hà Đông. 9 giờ tôi mới tới, đội trưởng an ninh điều tra, Phạm Đình Hảo đã ngồi chờ sẵn.”

Ông kể lại sự việc cho biết: “Tay này nghiện thuốc lá rất nặng, trước đây mỗi khi làm việc với tôi thì không lúc nào điếu thuốc rời môi. Tôi chủ động đánh đòn phủ đầu trước, tôi nói khi làm việc với tôi anh không được hút thuốc, tôi không chịu được khói thuốc. Anh ta rất khó chịu khi phải đồng ý. Sau vài câu thăm hỏi xã giao, anh ta vào đề luôn.”

Qua cuộc thẩm vấn, công an CSVN bắt ông nhìn nhận các cuộc phỏng vấn gần đây của ông dành cho đài RFA ở Hoa Kỳ và Quỹ Tù Nhân Lương Tâm ở bên Úc về “Hội Anh Em Dân Chủ” mà ông và một số người bạn thành lập.

Hội này sinh hoạt chính yếu ở trên mạng xã hội facebook mà giới trẻ tuổi ở Việt Nam rất thích sử dụng để chuyển tải thông tin và thảo luận với nhau vì nó nhanh chóng, tiện lợi, ngay trên máy điện thoại thông minh và không cần ngồi trước máy điện toán.

LS Nguyễn Văn Đài, 44 tuổi, từng bi nhà cầm quyền CSVN kết án tù 4 năm vì bị quy chụp cho tội “Tuyên truyền chống nhà nước...” khi ông và nữ luật sư Lê Thị Công Nhân mở lớp huấn luyện về nhân quyền, xã hội dân sự ở Hà Nội. Ông ra khỏi nhà tù Ba Sao, Nam Hà ngày 6/3/2011. Trước khi bị bỏ tù, ông là luật sư bênh vực miễn phí cho nhiều người trong các vụ án tôn giáo và chính trị.

Sau khi ra khỏi tù, ông tiếp tục vận động dân chủ hóa đất nước. Tuy Hiến Pháp CSVN công nhận quyền tự do hội họp, lập hội, tự do báo chí, tự do ngôn luận, nhưng cấm đoán triệt để trên thực tế. Chỉ có các cơ quan truyền thông do nhà nước hay các cơ quan đảng đoàn của chế độ là được phép thành lập nhằm phục vụ mục đích tuyên truyền cho nhà nước.

“Đã đến lúc, những người đấu tranh cho tự do dân chủ, nhân quyền ở trong và ngoài nước cần liên kết với nhau để thực thi các quyền con người về chính trị đã được Hiến pháp Việt Nam và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị ghi nhận. Một trong những quyền con người về chính trị căn bản nhất mà chúng ta nên thực hiện lúc này là quyền lập hội.” LS Đài viết trên facebook về Hội Anh Em Dân Chủ.

Ông cho rằng “Các sinh hoạt giữa các thành viên của Hội như trao đổi thông tin, huấn luyện,… đều diễn ra trên không gian mạng, pháp luật Việt Nam không có qui định cấm và cũng không phải xin phép về vấn đề này.”

Dưới đây là cuộc đối đáp giữa LS Nguyễn Văn Đài và tay công an Phạm Đình Hảo ngày 12/5/2013 được kể lại trên facebook:

“Anh ta nói (PDH): Chúng tôi có 2 tài liệu ghi lại cuộc phỏng vấn giữa anh và Gia Minh(RFA) và Quĩ TNLT, tôi đưa anh đọc lại và sau khi đọc xong cho biết ý kiến?

Tôi: Không cần đọc mà hỏi luôn. Các anh lấy tài liệu này ở đâu?

PDH: Chúng tôi lấy trên trang mạng RFA và Quĩ TNLT, và vì cuộc phỏng vấn này có liên quan đến Hội AEDC, mà anh trả lời trên đó là 1 thành viên sáng lập. Tài liệu này có phải của anh ko? Anh có ý kiến gì?

Tôi: RFA và Quỹ TNLT ở đâu? Nước nào?

PDH: Ở Mỹ và Úc

Tôi: Tại sao các anh lại lấy tài liệu ở Mỹ và Úc để hỏi công dân Việt Nam?

PDH: Vì nó có liên quan đến tên của anh, Luật sư Nguyễn Văn Đài.

Tôi: Các anh đã làm việc và xác minh với RFA và Quĩ TNLT chưa? Luật sư Nguyễn Văn Đài ở đâu? Ở Việt Nam, Lào, hay Mỹ, Úc?

PDH: Vì có tên của anh ở đây nên chúng tôi mới gọi anh lên hỏi, ý kiến của anh thế nào về 2 tài liệu này?

Tôi: Tôi sẽ không bao giờ trả lời anh 1 câu hỏi nào cho đến khi anh có văn bản xác nhận của RFA và Quĩ TNLT rằng người trả lời cuộc phỏng vấn này là của Luật sư Nguyễn Văn Đài ở Việt Nam.

Sau đó Phạm Đình Hảo yêu cầu cậu trợ lý mở băng ghi âm 2 cuộc phỏng vấn cho tôi nghe.

PDH: Anh nghe có đúng là giọng của anh không?

Tôi: Có 90 triệu người dân Việt Nam ở trong và ngoài nước, có rất nhiều người có giọng giống nhau, giọng nói trong băng chỉ giống giọng của tôi. Nhưng không phải là của tôi.

PDH: Nếu chúng tôi có những chuyên gia xác nhận giọng người trong băng với giọng của anh là một, ý kiến của anh thế nào?

Tôi: Tôi luôn luôn phủ nhận, vì chỉ có RFA và Quĩ TNLT mới có thể khẳng định được giọng nói đó là của ai. Mọi chuyên gia mà các anh thuê xác minh đều không có giá trị. Đồng thời các tài liệu này các anh lấy ở nước ngoài mang về để sử dụng làm bằng chứng chống lại công dân Việt Nam là bất hợp pháp. Còn nếu các anh cứ khăng khăng cho rằng đó là giọng nói của tôi thì các anh đối chiếu xem sự việc đó vi phạm văn bản pháp luật nào, tùy các anh xử lý.

Sau đó Phạm Đình Hảo viết nội dung vào Biên bản lời khai và yêu cầu tôi ký tên.

Tôi: Tôi sẽ không bao giờ ký vào bất kỳ một văn bản hay giấy tờ nào cả. Các anh lập biên bản thì các anh tự ký lấy.”

Theo luật sư Đài cho biết “Cuộc đấu trí căng thẳng suốt từ sáng tới 4 giờ chiều. Một số sĩ quan an ninh cao cấp từ Bộ CA xuống hỗ trợ PDH, cứ 20 phút Hảo lại sang xin ý kiến lãnh đạo mất khoảng 1 giờ. Nhưng trước thái độ cương quyết của tôi, họ đành chịu thua và tới 4 giờ chiều thì buộc phải cho tôi về.”

Từ cuộc đấu trí này ông nói “Mục đích của an ninh điều tra Hà Nội và Bộ CA là muốn tấn công vào Hội Anh Em Dân Chủ (AEDC). Nhưng nếu họ hỏi trực tiếp thì họ chẳng bao giờ nhận được câu trả lời của tôi cả. Vì tôi luôn luôn hỏi họ Hội AEDC được thành ở đâu? Khi nào? Ai đứng đầu? Luật pháp VN có điều nào cấm công dân VN tham gia Hội ở trên mạng không? Hội AEDC không được thành lập ở VN nên không bao giờ phải trả lời câu hỏi của an ninh. Họ sẽ không thể nào trả lời được. Do vậy buộc an ninh phải đi đường vòng, bằng cách sử dụng 2 bài trả lời phỏng vấn đó. Nếu tôi thừa nhận bài trả lời phỏng vấn đó là của mình. Vì nội dung bài trả lời phòng vấn đó về Hội AEDC. Thì an ninh việc dựa vào đó để gây sức ép và từ đó mà hỏi về Hội AEDC. Nhưng cho dù có như vậy thì họ cũng vẫn sẽ thất bại.”

Ông nhắc nhở các bạn là “Hôm nay an ninh đã thất bại khi làm việc với tôi. Chắc chắn họ sẽ tìm hiểu và tiếp tục tấn công vào các thành viên khác của Hội. Đây là bài học đầu tiên của Hội AEDC. Mong mọi người chân cứng đá mềm để vững bước trên con đường chúng ta đã chọn”.

Ngày chủ nhật 5/5/2013, hàng chục người đã đến 3 địa điểm ở Sài Gòn, Nha Trang và Hà Nội tham dự một buổi “dã ngoại nhân quyền” do thành viên của những người tự nhận là “Công dân tự do” kêu gọi. Mục đích của họ chỉ là đọc, trao đổi với nhau về nội dung bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền mà nhà cầm quyền CSVN đã tham gia ký kết nhưng vẫn đàn áp công dân.

Các cuộc họp mặt này đã bị CSVN dùng một lực lượng đông đảo gấp nhiều lần giải tán. Bà mẹ và chị em cô Nguyễn Hoàng Vi cùng một số người tham dự sinh hoạt này ở Sài Gòn đã bị Công an CSVN bắt giữ, thẩm vấn và đánh đập dã man. (TN)
Theo Người Việt