Vạn pháp quy tông

Câu ‘vạn pháp quy nhất’ được giảng ấy, là ở trong pháp môn của bản thân họ mà giảng ra. Đạo gia giảng có ba nghìn sáu trăm pháp môn, đều có thể thành Đạo. Phật gia giảng có tám vạn bốn nghìn pháp môn cũng đều có thể thành Phật. Nếu nói cùng đồng tu cả bao nhiêu giáo ấy một nơi, thì hoàn toàn không phải điều ấy. Con người lẽ nào biết được việc trên thiên thượng; [nếu làm thế] thì quả đúng là làm loạn rồi.

Trung Quốc xưa có “Nhất Quán Đạo”, bấy giờ khi xuất hiện vào cuối đời Thanh, nó là giảng năm tôn giáo cùng một giáo đường. Bản thân nó chính là tà giáo, triều đại nhà Thanh thấy [nó] xuất hiện liền giết nó, hoàng đế Đại Thanh giết nó. Thời kỳ đầu Dân Quốc, Đảng Quốc Dân cũng giết nó, hành quyết từng lô từng lô. Đảng cộng sản vừa lên nắm quyền, cũng giết từng lô từng lô. Vì sao xuất hiện tình huống loại ấy? Trên thực tế, hết thảy những việc xuất hiện ở xã hội người thường đều không ngẫu nhiên. Phát triển lịch sử chỉ bất quá là chiểu theo biến hoá của thiên tượng mà diễn ra. Do đó, xã hội người thường vô luận là xuất hiện động thái nào thì cũng đều cũng không phải là do ai đó đầu não nóng lên rồi ra làm đâu. Nói cách khác, không phải người thường giết nó, mà là Thiên Ý; bên trên muốn giết nó, không cho phép nó tồn tại. Làm cái gọi là năm tôn giáo cùng một giáo đường ấy, đó là loạn Pháp một cách nghiêm trọng. Là hình thức xuất hiện ma đang làm ở nơi người thường.

Nguyên Thuỷ Thiên Tôn, Phật Thích Ca Mâu Ni, họ cũng không dám giảng Phật Đạo hợp nhất, cùng một giáo đường; thế thì ghê quá! Trong Phật giáo còn giảng ‘bất nhị pháp môn’. Tu Tịnh Độ thì không thể tu lẫn Thiền Tông vào được, hai cái không thể tu lẫn. Tu Thiền Tông rồi thì cũng không thể tu lẫn Thiên Thai Tông, Hoa Nghiêm Tông; không thể lẫn những thứ khác vào tu. Tại sao? Vì diễn hoá của công là cực kỳ phức tạp. Chư vị chính là một thân thể ấy; như chư vị giống một loại nguyên liệu được đưa vào bộ cơ khí ấy, công của chư vị chính là được bộ cơ khí ấy diễn hoá. Phương pháp độ chư vị, mỗi từng bước đi thế nào, hình thức diễn hoá của mỗi từng công, đều là đã an bài cho chư vị hết sức tỉ mỉ chu đáo rồi. Vậy mà giữa chừng chư vị lại thêm một bộ cơ khi khác thì sẽ thành gì nữa, còn có thể tu không? Chư vị thử nói xem sẽ thế nào, chỉ là loạn bát nháo lên thôi, thành một đống phế liệu rồi.

Nhiều người tu mà không lên được chính là vì loạn tu như thế tạo thành. Phật Thích Ca Mâu Ni giảng ‘bất nhị pháp môn’ có hàm nghĩa chân chính là không thể tu lẫn. Sau này lý giải sai lệch ‘bất nhị pháp môn’ này, lý giải thành ý nghĩa khác; đó là tuyệt đối không thể tu lẫn. Ngoài ra “Nhất Quán Đạo” ấy giảng ngũ giáo hợp nhất; trong Thiên Lý không dung. Giờ ở Đài Loan lại xuất hiện. Thời kỳ mạt Pháp không còn ai quản nữa, vì thời kỳ mạt Pháp vốn là không còn quản nữa. Con người ngày càng bại hoại, ai cũng buông tay rồi, không ai quản nữa, không độ nữa. Người tin Phật, bái Phật là không phải để khổ tu, mà là để phát tài, trừ nạn; đã đến bước như thế rồi.

Người ta còn đều cảm thấy nó giảng là có đạo lý; trên thực tế ý niệm của người tu, kể cả [của] người tín ngưỡng tôn giáo là khá quan trọng. Vì có những pháp tu là dựa vào tín [tâm], chư vị không có phương pháp nào [ở đó] cả; trong ý niệm lẫn cả những thứ khác vào nữa, thì sẽ khiến những thứ tu của bản thân chư vị loạn cả rồi. Nguyên là không có động tác. Ngoài ra nhân loại [giờ] chỗ nào cũng có ma, nhân loại bại hoại rồi! Chẳng phải trong tâm người ta đều có Thiện niệm sao? Ma chính là phá hoại cái đó, khiến chư vị tu không thành.

● ● ● ● ● ● ● ● ●

Ghi chú: (mọi ghi chú đều của người dịch, chỉ chú định diễn nghĩa bề mặt, không phải chính văn, chỉ có tác dụng tham khảo).

Dịch ngày 30-3-2008.

▪ bất nhị pháp môn: không theo hai pháp môn.
▪ ngũ giáo đồng đường: năm tôn giáo cùng một giáo đường, cùng tu một nơi.
▪ Thiên Lý: đạo lý của trời.
▪ Thiên Ý: ý trời.