+ Reply to Thread
Results 1 to 3 of 3

Thread: “Hội Nghị Kiểm Điểm Định Kỳ Phổ Quát (UPR – Universal Periodic Review) [VRNs]

  1. #1

    “Hội Nghị Kiểm Điểm Định Kỳ Phổ Quát (UPR – Universal Periodic Review) [VRNs]

    01.02.2014



    Sai Gòn … California – Vào ngày 05.02.2014 tới, theo cơ chế Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR), Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc (HĐNQ LHQ) sẽ chất vấn nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chũ Nghĩa Việt Nam về nhữmg hành vi vi phạm... nhân quyền trong 4 năm qua.

    “Hội Nghị Kiểm Điểm Định Kỳ Phổ Quát (UPR – Universal Periodic Review), diễn ra bốn năm một lần nhằm lượng duyệt về tình hình nhân quyền ở các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc (LHQ) và được diễn ra tại thành phố Geneva, Thụy Sĩ. Năm nay, Hội Nghị UPR sẽ được diễn ra và Liên Hiệp Quốc sẽ nghe báo cáo và thẩm định về tình hình nhân quyền của 14 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Hội Nghị sẽ kéo dài từ ngày 27.01 – 07.02.2014. Riêng Việt Nam năm nay sẽ có một buổi báo cáo vào chiều ngày 5.02, vì VN vừa tham gia vào HĐNQ LHQ. Nhiều tổ chức vận động nhân quyền Quốc Tế cũng như VN, đặc biệt là một số nhà hoạt động nhân quyền tại VN sẽ có mặt ở Geneva và có những sinh hoạt vận động bên lề Hội Nghị UPR.” Hồng Thuận giải thích. Cô Hồng Thuận sống ở tiểu bang Cali, Mỹ. Cô là một trong những bạn trẻ hoạt động nhân quyền cho VN tại Hải ngoại và là một thành viên của đảng Việt Tân.

    Nhân dịp này, tại hải ngoại, nhiều cộng đồng người Việt tổ chức chiến dịch vận động nhân quyền cho VN để có những báo cáo xác thực cho HĐNQ LHQ về tình trạng vi phạm nhân quyền của nhà cầm quyền cs VN. Một trong những hoạt động của chiến dịch này là buổi “Hội thảo về thực trạng nhân quyền tại VN”, vào ngày 04.02.2014, tại LHQ, một ngày trước khi diễn ra buổi Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát.

    Trong chiến dịch này, cô Hồng Thuận là một trong những thành viên của ban tổ chức vận động nhân quyền. Cô Hồng Thuận cho biết mục đích của buổi “Hội thảo về thực trạng nhân quyền tại VN, vào ngày 04.02.2014, tại LHQ: “Thứ nhất, để các tổ chức nhân quyền Quốc Tế và VN, cũng như các nhà hoạt động trong nước có dịp lên tiếng và trình bày những bằng chứng về tình hình đàn áp nhân quyền tại VN. Thứ hai, đây cũng là cơ hội để chính người VN ở trong và ngoài nước vận động các quốc gia thành viên phải làm sao có những khuyến cáo cụ thể trong việc tuân thủ các nguyên tắc phổ quát về quyền con người, khi mà Hà Nội đã là thành viên HĐNQ LHQ (bắt đầu nhiệm kỳ 2014-2016).”

    Về thành phần ban tổ chức và nội dung bàn thảo của buổi hội thảo UPR, cô Hồng Thuận cho hay: “Thành phần trong Ban Tổ Chức bao gồm: UN Watch, Pen International, Media Legal Defence Initiative, Article 19, COSUNAM (Ủy Ban Thụy Sĩ Việt Nam), Human Rights For Vietnam PAC, và Đảng Việt Tân. Ban Tổ Chức gồm bảy tổ chức này phối hợp thực hiện buổi Hội Thảo để nêu lên một số vấn đề mà dư luận Quốc Tế đang quan tâm, đồng thời sẽ đưa ra những khuyến cáo liên quan đến ba vấn đề sau đây:

    Thứ nhất, là tình trạng bạo hành của các lực lượng công an đối với người dân mà chúng ta đã thấy rất nhiều trong thời gian gần đây qua những vụ đàn áp như Tiên Lãng, Văn Giang… Thứ hai, sẽ đưa ra khuyến cáo về tình hình trù dập, bắt giữ một số blogger và việc đe dọa quyền tự do Internet, mà gần đây chúng ta thấy một số blogger bị bắt như Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào, và những nghị định rất kỳ cục đưa ra để kiểm soát quyền tự do Internet như Nghị Định 72. Thứ ba, là sự giam giữ cũng như bắt bớ một cách tùy tiện và áp đặt những bản án vô cùng phi nhân đối với những tù nhân lương tâm, mà có lẽ bây giờ hàng trăm tù nhân lương tâm đang phải chịu những bản án bất công chỉ vì họ muốn trình bày những khát vọng tự do, nhân quyền và đòi hỏi chế độ có những thay đổi tốt đẹp cho VN.”

    “Ngoài các diễn giả từ 7 tổ chức trong Ban Tổ Chức thì thành phần diễn giả còn bao gồm thêm rất nhiều các tổ chức nhân quyền khác như Human Rights Watch, International Commission of Jurists, Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới,… đặc biệt là sẽ có một số diễn giả đến từ Việt Nam. Họ sẽ có mặt để chia sẻ những bằng chứng thật về tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam vì họ chính là những bằng chứng sống về tình trạng nhân quyền tại đất nước chúng ta.” Cô Hồng Thuận cho biết thêm.

    Cô Hồng Thuận hy vọng: “Ngoài buổi Hội Thảo nói trên thì Ban Tổ Chức cũng sẽ tiếp xúc và trao đổi trực tiếp với một số giới chức có thẩm quyền tại Liên Hiệp Quốc, đặc biệt là Đại Sứ LHQ. Với tất cả những nỗ lực đó, Ban Tổ chức hy vọng là các buổi các sinh hoạt bên lề UPR này sẽ góp một phần trong việc dấy lên sự quan tâm của dư luận thế giới hầu ngăn chận sự bạo hành của nhà cầm quyền CSVN mà chúng ta thấy càng ngày càng tăng cao trong khi mà phong trào dân chủ Việt Nam ngày một lớn mạnh trong những năm trước mặt.

    Vào ngày 05.02 sắp tới, nhà cầm quyền Việt Nam sẽ đứng trước quốc tế để nói về tình trạng nhân quyền tại VN. Tôi nghĩ chắc chắn là Hà Nội sẽ không ngừng khoe khoang họ đã tiến bộ như thế nào trong lãnh vực nhân quyền, và họ đã làm những gì để thúc đẩy nhân quyền,… Với sự có mặt và lên tiếng của các tổ chức Quốc Tế và VN, đặc biệt là những nhà hoạt động đến từ trong nước, thì ngoài việc chúng ta nói cho LHQ về tình trạng nhân quyền thực sự tại VN mà chúng ta cũng cho LHQ và cho cộng đồng Quốc Tế thấy được bản chất nói láo một cách trắng trợn của nhà cầm quyền Hà Nội như thế nào. Cụ thể hơn, với việc VN hiện giờ là một thành viên của HĐNQ LHQ thì qua những nỗ lực của người VN trong và ngoài nước cũng như các tổ chức Quốc Tế, hy vọng chúng ta làm sao có thể vận động LHQ thành lập một tiến trình khảo sát nhân quyền tại VN một cách hiệu quả hơn trong những ngày tới. Đó chính là một số điều mà tôi hy vọng chúng ta sẽ tác động được qua sự kiện UPR kỳ này.”

    Cô Hồng Thuận kêu gọi sự trợ giúp của mọi người trong và ngoài nước: “Đây là thời điểm mà người Việt Nam từ trong nước sẽ cùng với cộng đồng Quốc Tế trực diện đối đầu với phái đoàn nhà nước Việt Nam ngay tại Geneva để đối chất về quyền con người mà họ đã nêu trong Hiến Pháp được thông qua hôm 28.11.2013 vừa qua. Tất nhiên là cần sự hỗ trợ từ mọi người ở khắp mọi nơi trong và ngoài nước. Ngoài việc đến Geneva để tham dự các buổi vận động và buổi Hội Thảo thì các bạn nào không đến được vẫn có thể: Thứ nhất, tổ chức các buổi theo dõi cuộc điều trần UPR trên mạng và giúp phiên dịch cho các bạn trong nuớc theo dõi. Buổi điều trần của Việt Nam vào ngày 05.02 sẽ đuợc chiếu trực tiếp trên trang nhà của Cao Ủy Nhân Quyền LHQ; Thứ hai, sau buổi điều trần UPR, HĐNQ LHQ sẽ có 3 tháng để có bản báo cáo. Trong thời điểm đó, tôi nghĩ người Việt ở hải ngoại vẫn có thể tiếp tục áp lực để nhà cầm quyền Hà Nội chấp thuận một số đề nghị thật sự mang tính cách cải thiện nhân quyền; Thứ hai, khi các bạn theo dõi những thông tin về các sinh hoạt UPR thì các bạn có thể chia sẻ và bàn luận về nó trên mạng, để tạo dư luận.”

    “Nếu bạn nào có thể đến Geneva tham dự buổi điều trần thì xin hãy ghi danh trước để Ban Tổ Chức có thể làm thủ tục cho các bạn vào tòa nhà LHQ. Các bạn có thể ghi danh qua đường dẫn là: bit.ly/upr-2014. Nhưng nếu bạn nào không tham dự được tại Geneva thì Ban Tổ Chức sẽ cập nhật thông tin trực tiếp trên mạng, qua facebook cũng như hệ thống paltalk. Ban Tổ Chức sẽ cố gắng thực hiện livestream để chiếu trực tuyến buổi hội thảo này. Hy vọng sẽ thực hiện được để nhiều bạn có thể theo dõi hơn.” Cô Hồng Thuận hướng dẫn.
    VRNs

  2. #2

    Re: “Hội Nghị Kiểm Điểm Định Kỳ Phổ Quát (UPR – Universal Periodic Review) [VRNs]

    Official updates from the delegation advocating for Human Rights in Vietnam visiting the US, Europe, and AUS for the 2014 UPR (Universal Periodic Review):

    https://www.facebook.com/vietnamUPR

    PRESS RELEASE

    12/1/2014 – Invited by the UN Office of the High Commissioner for Human Rights (OHCHR) and other INGOs, a delegation advocating for human rights in Vietnam will visit the United States, Europe, and Australia starting from 12 January 2014. The delegation consists of representatives from VOICE, Vietnamese Bloggers Network, Dan Lam Bao, the Vietnam Path Movement, Hoa
    Hao Buddhist Churc...h, No-U Vietnam, the Association of Political and Religious Prisoners, and relatives of current political prisoners in Vietnam.

    The delegation will meet with OHCHR and other UN bodies related to the upcoming Universal Periodic Review (UPR) of Vietnam which will take place on February 5, 2014 in Geneva, Switzerland, a process that occurs every four (4) years. In addition, the delegation will meet with representatives of the US Congress and Department of State, the European Union Parliament, the Australian Parliament, Amnesty International, Frontline Defenders, International Service for Human Rights (ISHR), and other INGOs as well as the overseas Vietnamese communities. Furthermore, the delegation will participate in side events related to the UPR with representatives from the Permanent Missions in Geneva, international human rights organizations and the media.

    With assistance from OHCHR and the international organizations mentioned above, this delegation consisting of Vietnamese activists from in and outside of the country, aims to provide full and accurate information on the current human rights situation in Vietnam. It is hoped that our advocacy will inspire further changes resulting in the Vietnamese Government to respect and protect human rights as a new member state of the Human Rights Council.

    For more information regarding the delegation and its activities, please contact our representative, Ms Ann Pham at +1.714.325.8276 or vietnamupr@gmail.com.
    SIGNED:

    Vietnamese Bloggers Network
    Dan Lam Bao
    Vietnam Path Movement
    Hoa Hao Buddhist Church
    No-U Vietnam
    Association of Political and Religious Prisoners of Vietnam
    VOICE

  3. #3

    Báo cáo nhân quyền của Việt Nam: 'Ông nói gà bà nói vịt!' [NVO]

    Wednesday, February 05, 2014 3:24:58 PM

    GENEVA (NV) .- Báo cáo nhân quyền định kỳ của nhà cầm quyền CSVN tại Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc vừa diễn ra, được mô tả giống như câu tục ngữ “Ông nói gà bà nói vịt”.


    Quang cảnh buổi báo cáo nhân quyền định kỳ của Việt Nam tại Hội Đồng Nhân Quyền LHQ ngày 5/2/2014. (Hình: Peter Bui)

    Ngày 5/2/2014, nhà cầm quyền CSVN cho một thứ trưởng Ngoại Giao cầm đầu một phái đoàn gồm đại diện nhiều bộ ngành tới Hội Đồng Nhân Quyền LHQ trình bày bản báo cáo định kỳ 4 năm một lần. Đây là lần thứ hai nhà cầm quyền CSVN báo cáo định kỳ về thực hiện các khuyến nghị được nhiều nước yêu cầu thực hiện trong kỳ báo cáo đầu tiên vào năm 2009.

    Cuộc điều trần nhân quyền lần này diễn ra trong bối cảnh Việt Nam được trở thành thành viên Hội Đồng Nhân Quyền LHQ ở khu vực Á Châu. Nhiều tổ chức, hội đoàn và cá nhân người Việt Trong trong và ngoài nước cũng như các tổ chức quốc tế đã hợp tác chặt chẽ với nhau, tố cáo chế độ Hà Nội là ngày càng vi phạm nhân quyền trầm trọng.

    Trước khi có buổi báo cáo của nhà cầm quyền CSVN, các phái đoàn người Việt Nam vừa kể đã tiếp xúc với các nước trong Hội Đồng Nhân Quyền và các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế, đưa ra các chứng cớ cụ thể để chứng minh là nhà cầm quyền CSVN nói một đàng làm một nẻo.

    Hiến pháp và luật lệ tuy có nhưng chế độ Hà Nội dung dưỡng guồng máy công an đàn áp người dân dưới nhiều hình thức. Họ ngồi xổm trên pháp luật như nhiều viên công an tuyên bố “Luật là tao, tao là luật”.

    Một ngày trước buổi báo cáo định kỳ của Hà Nội về nhân quyền, gọi tắt là UPR, một chương trình thuyết trình và hội thảo về thực trạng nhân quyền tại Việt Nam đã được nhiều tổ chức phối hợp thực hiện ngay tại trụ sở LHQ. Các nhân chứng như luật sư Hà Huy Sơn đến từ Việt Nam, nhà báo Trần Quang Thành đến từ Tiệp Khác và nhiều người khác đã nói ra những sự thật hoàn toàn ngược lại với những gì nhà cầm quyền CSVN tuyên truyền.

    Theo tin của Dân Làm Báo, trong phần báo cáo UPR của nhà cầm quyền CSVN hôm Thứ Tư 5/2/2014, các giới chức của chế độ Hà Nội “thao thao bất tuyệt đọc một báo cáo khoảng 20 trang, tiếp tục khoe khoang về cái gọi là 'thành tích nhân quyền'.” Cũng vẫn là ''Ưu tiên hàng đầu của Việt Nam là phát triển kinh tế-xã hội, kiện toàn hệ thống pháp luật, bảo vệ quyền con người và xây dựng nhà nước pháp quyền''.

    Có tới 107 nước có đại diện muốn phát biểu về báo cáo UPR của CSVN. Ngoài những lời phê bình và khuyến nghị có tính cách cò mồi hay thân hữu của một số nước được Hà Nội mua chuộc, nhiều quốc gia đã thẳng thắn đòi hỏi CSVN phải trả lại các quyền tự do căn bản thật sự cho người dân, hiện vẫn chỉ có trên giấy.

    Có 12 nước đã gửi các câu hỏi đòi đại diện của nhà cầm quyền CSVN trả lời, từ vấn đề án tử hình, quyền tự do nghiệp đoàn, đến sự cấm đoán hay hạn chế sử dụng tự do internet, các điều luật hình sự mơ hồ để bắt giam và bỏ tù người dân một cách tùy tiện, độc đoán.

    Sau bản báo cáo của đại diện CSVN, đại diện Thụy Điển tố cáo chế độ Hà Nội “tăng cường đàn áp, sách nhiễu nhằm vào những người sử dụng Facebook”... “Công an tăng cường dùng vũ lực đối với những người chỉ thực thi quyền tự do ngôn luận của họ một cách ôn hòa; và lạm dụng các điều luật mơ hồ để trấn áp”. Phái đoàn Thụy Điển đòi hỏi CSVN phải “đảm bảo quyền tự do ngôn luận cả trên mạng và ngoài đời”; “sửa đổi Bộ luật Hình sự và bổ sung các điều luật liên quan theo hướng bảo vệ nhân quyền”; và “tiến tới giảm án tử hình”.

    Đại diện Anh Quốc bầy tỏ “lo ngại về sự hạn chế các quyền về tự do thông tin, tự do ngôn luận, tự do hội họp, và lo ngại về số án tử hình.”

    Đại diện chính phủ Hoa Kỳ thì “ lo ngại vì Việt Nam vẫn tiếp tục sách nhiễu và bắt giam những người thực thi quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp; tiếp tục hạn chế tự do tôn giáo, sách nhiễu các nhà thờ, công đoàn độc lập, và thực hiện lao động cưỡng bức. ngăn chặn khối xã hội dân sự tham gia tiến trình UPR”.

    Dịp này vị đại diện Hoa Kỳ đòi chế độ Hà Nội “Xem xét lại tất cả các đạo luật mơ hồ”, “Trả tự do vô điều kiện cho các tù nhân lương tâm, đặc biệt là: Cù Huy Hà Vũ, Lê Quốc Quân, Điếu Cày, và Trần Huỳnh Duy Thức...” và “Thúc đẩy quyền của người lao động, và khẩn trương ký phê chuẩn Công ước Chống Tra tấn.”

    Phái đoàn của chính phủ Đức cũng đòi CSVN “trả tự do ngay cho những người dân đã bị bắt giam và kết án tù một cách tùy tiện”. Họ cũng đòi Hà Nội “Thực hiện nghiêm túc các quyền được quy định trong các công ước mà VN đã ký kết, đặc biệt quyền tự do biểu đạt trên Internet.”

    Đáp lại các lời cáo buộc, phái đoàn CSVN chỉ ngồi đọc những điều trong hiếp pháp và luật pháp của chế độ để khoe rằng các quyền tự do của ông dân được “bảo đảm”. Họ không trả lời trực tiếp và cụ thể đối với các lời tố cáo vi phạm nhân quyền.

    Theo bản tin Dân Làm Báo, có mặt tại hội trường, giám đốc tổ chức VOICE là luật sư Trịnh Hội bình luận: "Thiệt là lạ. Đại diện các bộ từ Việt Nam chắc toàn là superman và superwoman. Họ đã biết trước các nước sẽ hỏi gì vì ngay sau khi có câu hỏi là họ đã soạn sẵn ngay vài trang giấy chỉ trong vòng vài phút để trả lời. Tiếc là câu trả lời tràng giang đại hải chẳng ăn nhập gì đến câu hỏi!"

    Bình luận về tác dụng của cơ chế UPR đối với Việt Nam, tiến sĩ Nguyễn Quang A, một trong những người vận động dân chủ hóa Việt Nam phát biểu trên đài BBC: "Tôi nghĩ rằng chắc chắn nó sẽ có tác động gây áp lực lên nhà cầm quyền Việt Nam. Nhưng những áp lực đấy có thực sự hữu hiệu để khiến nhà cầm quyền phải thay đổi chính sách liên quan đến nhân quyền thì tôi e rằng tính hiệu quả của nó là không nhiều."
    (TN)

+ Reply to Thread

Similar Threads

  1. Nghệ sĩ Kim Chi: Thư từ nước Mỹ gởi bạn bè [VRNs]
    By Do Do in forum Tâm Tình Công Dân Mạng
    Replies: 0
    Last Post: 24th April 2014, 12:07 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 7th September 2013, 06:14 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts