1/ Trần Độ, Trung tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam, từng giữ chức Phó Chính ủy và Phó Bí thư Quân ủy Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, Phó Chủ tịch Quốc hội khóa 7, viết trong Nhật Ký Rồng Rắn:

"Đảng quyết định tổ chức nhà nước, chỉ định nhân sự của nhà nước, quyết định các chính sách đối nội, đối ngoại của nhà nước, quyết định các kế hoạch và chủ trư...ơng của nhà nước. Ở các bộ phận và các ngành thì có những cấp uỷ Đảng bộ phận (Đảng bộ) địa phương, các Đảng đoàn và các Ban cán sự quyết định mọi công việc, tất cả mọi người đều phải tuyệt đối chấp hành. Đảng ra các nghị quyết, các nghị quyết này đều được phổ biến trong toàn thể nhân dân, và yêu cầu mọi người phải học tập, chấp hành, rồi tất cả mọi diễn biến của cuộc sống đều phải diễn ra dưới ánh sáng của các nghị quyết ấy. Và, những nghị quyết và nghị quyết nhiều khi vượt qua, thậm chí còn ngược lại những quy định của Hiến pháp, pháp luật của nhà nước do Quốc hội thông qua. Mà Quốc hội thông qua cái gì thì cũng phải được Đảng (tức là Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương) phê duyệt. Điều này cho phép các quan chức và các tổ chức nhà nước, mà ở đây chỉ toàn những người của Đảng, cứ tuỳ tiện quyết định, phán xử những việc quan hệ đến số phận và tính mệnh của mỗi người dân, miễn là những quyết định ấy đều được “có ý kiến” của Đảng (cấp uỷ)."
2/ Nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An bàn về phương thức cầm quyền của Đảng trên tuanvietnam.net:

"Nếu Đảng làm thay, quyết thay thì Nhà nước và dân sẽ trở thành hình thức, hữu danh vô thực, người ta sẽ có cảm giác Đảng là vua. Không phải là một ông vua như thời phong kiến mà là vua tập thể thời CH XHCN".
3/ Nguyên Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Hữu Thọ, đọc tại Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. HCM năm 1988:

"Đừng có ảo tưởng rằng những người quan liêu, bảo thủ sẽ tự giác trao cho nhân dân quyền dân chủ, tự giác cụ thể hóa để thực hiện sự nghiệp đổi mới."

"Dân chủ không thể có bằng sự ban ơn mà bằng sự đấu tranh."
4/ Học giả Nguyễn Kiến Giang, nhân vật trong "vụ án xét lại chống Đảng", viết "Bàn về sự lãnh đạo của Đảng", đăng trên tạp chí Khoa học và Tổ quốc đăng trong số tháng Tư với bút danh Lương Dân:

"Nhưng từ khi Đảng nắm được chính quyền một cách toàn vẹn, lúc đầu ở miền Bắc và sau đó trên cả nước, thì cách hiểu về độc quyền lãnh đạo của Đảng đã biến đổi về tính chất. Từ chỗ là một sự lựa chọn lịch sử khách quan, sự độc quyền lãnh đạo của Đảng dần dần được hiểu và được thực hiện thành sự thống trị tuyệt đối của Đảng trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, có khi cả đời sống cá nhân, thành “Đảng trị” (partocratie), Đảng biến thành “Đảng – Nhà nước”, thành một thứ “siêu nhà nước”, có toàn quyền quyết định tất cả, từ những chủ trương lớn đến những biện pháp thực hiện nhỏ, và mọi người dân chỉ được phép nghĩ theo, nói theo và làm theo những quyết định của Đảng, có khi chỉ là của một cấp lãnh đạo, thậm chí của một cá nhân lãnh đạo nào đó. Mọi ý kiến khác với ý kiến những người lãnh đạo của Đảng bị coi là chống Đảng, mà chống Đảng cũng có nghĩa là chống Nhà nước, chống chế độ, chống cách mạng. Cho đến khi Đảng nhận ra được những sai lầm của mình (triệt để hay không triệt để) thì xã hội đã gánh chịu những hậu quả cay đắng, chưa nói tới một số người phải chịu đựng sự trừng phạt trái pháp luật mà đến nay vẫn chưa giũ bỏ dược hết số phận oan trái của mình."