Nếu chỉ cắm đầu đọc báo của chính quyền thì cứ tưởng là Mỹ, Nhật và các nước khác đánh nhau để dành được quyền giúp đỡ Việt Nam, trung tâm của khu vực, trong cuộc chống Trung Quốc.

Sự thực là, tuy cái vụ giàn khoan làm "chấn động địa cầu" xảy ra ở vùng thêm lục địa Việt Nam, nhưng mà tìm mỏi mắt mới thấy có bài của hãng Reuteurs đăng cho dân trí thế giới. Nội dung nổi bật của diễn đàn an ninh khu vực là chuyện Nhật sẽ tăng cường vị trí của mình và Mỹ hết lòng ủng hộ Nhật. Hờ ết hết sắc hết. Cả bài có đúng 1 chữ Việt Nam, điểm nóng

Việt Nam phát biểu ở diễn đàn nguyện trung thành với Trung Quốc, thì ai thèm để ý đến Việt Nam. Bài báo cũng chẳng dư một lời cho kẻ đồng minh với bọn gây bất ổn định trong khu vực.


Hoa Kỳ ủng hộ các nỗ lực của Nhật Bản trong khu vực Đông Nam Á

David Brunnstrom



SINGAPORE (Reuters) - Thứ bảy 31/05, Hoa Kỳ đã tuyên bố ủng hộ Nhật, khi nước này mong muốn đóng một vai trò quan trọng hơn trong vấn đề an ninh khu vực và đã thẳng thừng yêu cầu Trung Quốc ngừng gây bất ổn khu vực với những đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ của họ.

Trong ngôn ngữ mạnh mẽ bất thường, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel nhấn mạnh tại một diễn đàn về an ninh trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương rằng Hoa Kỳ đã cam kết sẽ tăng cường vị thế quân sự của họ trong khu vực và họ "không nhắm mắt làm ngơ khi các nguyên tắc cơ bản của an ninh quốc tế bị đe dọa."

"Trong những tháng gần đây, Trung Quốc đã đơn phương thực hiện các hành động gây bất ổn cùng với những tuyên bố đòi hỏi trên Biển Đông" ông Chuck Hagel đã nói trong một bài phát biểu tại Singapore.

Mỹ chưa ra tuyên bố gì về giá trị của các đòi hỏi đó, nhưng người đứng đầu Lầu Năm Góc nói : "Chúng tôi cực lực phản đối việc đe dọa hay ép buộc của bất kỳ quốc gia nào để thực hiện các đòi hỏi riêng. "

Thứ sáu ngày 29/05 trước đó, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã cho biết tại diễn đàn, các nước Đông Nam Á có thể tin tưởng vào sự "hỗ trợ toàn diện" của Tokyo trong nỗ lực của họ để bảo vệ không phận và hải phận của mình.

Tuyên bố này là lời trực tiếp của ông Abe nhắm vào đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh trên gần như tất cả các vùng biển của miền Nam Trung Quốc, nơi có các tranh chấp với Việt Nam, Philippines , Đài Loan , Malaysia và Brunei .

Một hồ sơ khác về tranh chấp chủ quyền giữa Nhật và Trung Quốc đối với một số đảo không người ở tại biển Hoa Đông, cũng được nhắc.

"Nhật Bản có ý định đóng một vai trò lớn hơn và tích cực hơn so những gì họ làm đến nay để góp phần làm cho nền hòa bình ở châu Á và thế giới chắc chắn hơn" ông Abe nói thêm.

Tuyên bố của ông Abe trong tình hình ngày càn có nhiều người Nhật lên tiếng đòi sửa đổi Hiến pháp được thông qua sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai và hạn chế khar năng quân sự của Nhật Bản .

Hiến pháp Nhật Bản nghiêm cấm gửi quân đội Nhật Bản ra nước ngoài.

Trung Quốc thì tố cáo rằng Tokyo đang cố gắng sử dụng tranh chấp đảo của họ để biện minh cho tham vọng quân sự của mình .

"Ông ta, Abe, đã phóng đại vấn đề. Với lý do này, ông ấy cố gắng để thay đổi chính sách an ninh của Nhật Bản. Điều này làm lo ngại cho khu vực và cho Trung Quốc" theo ông Fu Ying, trưởng phái đoàn Trung Quốc trong hội nghị.

Chiến lược "trục xoay"

Hoa Kỳ, đang phải cắt giảm ngân sách quân sự, dành thiện cảm với đồng minh khi Nhật muốn tăng cường vai trò của họ trong khu vực và bài nói của ông Abe nhận được sự chào đón nhiệt tình từ ông Chuck Hagel .

"Chúng tôi ủng hộ các nỗ lực của Nhật Bản xem xét lại chính sách quốc phòng của mình bằng cách tích cực đóng góp để xây dựng cho sự ổn định và phát triển của khu vực", người đứng đầu Lầu Năm Góc nói.

Chuck Hagel cũng đã hoan nghênh chính phủ mới của Ấn Độ có nguyện vọng đóng một vai trò tích cực trong các tổ chức trong khu vực và tăng cường khả năng phòng thủ của mình .

"Chúng ta phải tiếp tục phát triển, chia sẻ và duy trì khả năng quân sự có thể thích ứng nhanh chóng với những thay đổi, những thách thức ", ông nói .

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã nhiều lần tái khẳng định ý muốn của Barack Obama để củng cố vị trí quân sự của Hoa Kỳ ở châu Á, theo chiến lược "trục xoay" hay là tái cân bằng đối với châu Á.

"Tổng thống Obama và tôi luôn cam kết đảm bảo rằng bất kỳ cắt giảm chi tiêu quốc phòng của Mỹ cũng sẽ không ảnh hưởng đến các chi phí của Mỹ đối với Châu Á - Thái Bình Dương", ông cho biết.

Ngoài những lời chỉ trích đối với Trung Quốc, nhưng ông Chuck Hagel nói rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tăng mối quan hệ quân sự với Bắc Kinh để cải thiện giao tiếp và sự hiểu biết giữa hai nước .

"Tất cả các nước trong khu vực, bao gồm cả Trung Quốc, có một sự lựa chọn: hoặc là quay lại đoàn kết với nhau và tích cực tham gia cùng xây dựng sự ổn định cho khu vực hoặc đi xa thoả thuận này dẫn đến sự nguy cơ cho hòa bình và an ninh, những cái mà hàng triệu người trong khu vực cũng như hàng tỷ người trên thế giới đáng ra được hưởng."