+ Reply to Thread
Results 1 to 2 of 2

Thread: Hội Nhà báo Độc lập : Khi kẻ cướp kêu đòi « Sự Thật » [Thụy My]

  1. #1

    Hội Nhà báo Độc lập : Khi kẻ cướp kêu đòi « Sự Thật » [Thụy My]

    Thứ Ba, ngày 09 tháng 9 năm 2014



    (Thư Paris 2)

    Paris ngày 8 tháng 9 năm 2014

    Anh thân mến,

    Thế là lại phải có thêm « Lá thư Paris » thứ hai, lần này thì khác hẳn thư trước. Không phải là chính quyền bức hiếp người tranh đấu, mà nhà nước lại đang « tọa hưởng kỳ thành ». Xin phép không nhắc tên những người không đáng nhắc đến, để tránh quảng bá không công cho họ.

    Bài viết này mang tư cách cá nhân. Các sự kiện trong bài được lấy từ chính những ý kiến của những người trong cuộc, « được » hay « bị » đăng lên trên mạng, cùng với những ghi nhận thực tế. Như một cách hệ thống lại sự việc, trước một rừng thông tin cố ý gây nhiễu.

    ***

    Có bao giờ anh thấy ở một tòa soạn báo nào, tất cả những bài gởi tới đều phải đăng lên toàn bộ và tổng biên tập không được quyền sửa chữa, nếu không sẽ bị quy là nhà độc tài ?


    Có bao giờ anh thấy trong một hội đoàn, tổ chức nào đó, một thành viên có thể tự ý tung ra đủ loại thông cáo nhân danh Hội ? Các « thông cáo » này bác bỏ tư cách trang web của tổ chức mình, đả kích những người lãnh đạo.

    Kẻ đó còn ngang nhiên lập ra ban bệ riêng để hùng cứ một phương, ngay trên phương tiện thông tin của tập thể giao cho phụ trách. Cái « ban biên tập » từ trên trời rơi xuống ấy hè nhau xướng họa. Trang Facebook của Hội bị biến thành của riêng cá nhân, bị sử dụng làm công cụ để thao túng.

    Đó là những gì đang diễn ra ở trang Facebook do Hội Nhà báo Độc lập thành lập. Nơi mà người được giao phụ trách đang làm vua một cõi. Núp dưới chiêu bài « Sự Thật » luôn được cố ý viết hoa, ông ta hành xử tùy tiện, bất chấp những hiểm nguy cho một tổ chức xã hội còn quá non trẻ, và cho người đã đứng ra « giơ đầu chịu báng ».


    Nhà báo Phạm Chí Dũng trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược Biển Đông.

    Cái giá của sự cả tin

    Khi Hội Nhà báo Độc lập vừa mới ra đời, anh Phạm Chí Dũng đã hồ hởi nói về không khí phấn khởi khi trong hoàn cảnh này mà tập hợp được bằng ấy con người. Anh vui vẻ khoe rằng, anh đứng tên làm Chủ tịch và chịu trách nhiệm về Hội, nhưng vấn đề tài chính đã có cha Thanh của Dòng Chúa Cứu Thế lo. Còn việc biên tập giao hết cho nhân vật xin miễn nêu trên ở trên – tạm gọi là đồng chí A vậy (gọi đồng chí X, Y, Z dễ hiểu lầm chăng).

    Một cái tên mà em chưa hề nghe đến. Hỏi, anh Dũng bảo rằng anh cũng không quen biết, nhưng được cha Thanh giới thiệu nên tin tưởng.

    Cái giá phải trả cho lòng tin ấy là gì?

    Chỉ sau một thời gian ngắn, sau khi đồng chí A cho đăng lên những bài thiếu tính chọn lọc thậm chí mang tính khiêu khích, đầm đìa lỗi chính tả, Chủ tịch Hội đành phải gánh lấy trang web. Đành từ chối trả lời không ít đề nghị phỏng vấn, để làm công việc chọn và biên tập bài. Là người từng làm việc trong hệ thống, anh Phạm Chí Dũng có độ nhạy cần thiết để giúp cho bài viết có thể nói lên được vấn đề nhưng vẫn bảo đảm được an toàn cho tác giả và cho cả trang web của Hội.

    Không còn nắm trang web, nhưng đồng chí A vẫn tiếp tục phụ trách trang Facebook của Hội Nhà báo Độc lập. Và vẫn là vua một cõi ! Trên trang này xuất hiện những bài viết có xu hướng khác hẳn với trang web www.ijavn.org, được đăng có thể nói là vô tội vạ. Và như để biện hộ cho việc không biên tập bản thảo (do suốt ngày bận tám trên mạng hay do không có khả năng biên tập ???) đồng chí A lớn tiếng rêu rao nguyên tắc « tối thượng » là không sửa một chữ nào của tác giả, kể cả lỗi chính tả cũng phải giữ nguyên !

    Không biết đồng chí lấy nguyên tắc ấy từ tờ báo nào. Mà nếu có thì chắc cũng đã phá sản từ lâu, khi bê trọn mớ sản phẩm thô quẳng vào mặt độc giả. Các ban biên tập, ban thư ký tòa soạn của các báo có lẽ cũng nên giải tán.

    Múa gậy vườn hoang

    Phạm Chí Dũng vì quan niệm trang web mới là chính, nên cứ để mặc cho đồng chí A thao túng. Phần do bản tính hiền lành, phần vì anh không rành vi tính, không sử dụng Facebook (có dịp sẽ nói trong một bài khác), nhưng chủ yếu có lẽ do vị nể người giới thiệu.

    Được đằng chân, lân đằng đầu. Mọi người bỗng té ngửa khi trên FB của VNTB xuất hiện thông báo phủ nhận vai trò trang báo của Hội (chắc để « giải quyết khâu oai »). Anh Dũng cùng với ban lãnh đạo đã yêu cầu không tự ý ra thông báo trái với điều lệ Hội. Đồng chí A không những không nghe mà còn tự ý lập ra hẳn một « Ban biên tập » !

    FB của HNBDL hoàn toàn trở thành của riêng ông A. Mỗi ngày ông tha hồ quẳng lên những status xỏ xiên, « chọc ngoáy » của mình, hay của những người mà ý đồ đã quá rõ. Có người vào khuyên ông nếu bất đồng thì nên ra khỏi HNBDL và trả lại trang FB cho Hội, ông bảo rằng (xin lỗi - NV) ông « không có chức vụ mẹ gì mà phải đi ra », vả lại ông chỉ « coi cái hội đó là hội sinh vật cảnh thôi ». Lấy lý do không còn tên Phạm Chí Dũng và Nguyễn Tường Thụy trên manchette, ông khẳng định trang này là của ông.

    Lại phải « xin lỗi » lần nữa : ông ta là ai vậy ? Bản thân ông hồi đó đứng ra lập HNBDL thì liệu có ma nào vào, và trang FB VNTB liệu có trên 27.000 like như hiện nay ?

    Thô bỉ nhất là ông ngang nhiên cho đăng lên các thư trao đổi mang tính cách riêng tư giữa các hội viên, và mặc dù đã bị nhiều người phản đối, ông vẫn tuyên bố sẽ tiếp tục đăng nữa vì « Sự Thật ». Còn trang cá nhân của ông thì khỏi phải bàn !

    Chẳng hạn chỉ riêng trong ngày 08/09/2014, ông đã « điên cuồng » cho đăng liên tục 22 status. Nội dung thóa mạ, xỏ xiên ban lãnh đạo Hội (tất nhiên ông chừa người bảo trợ cho ông ra) với những từ ngữ xin miễn bàn ở đây, và mỉa mai việc lấy ý kiến kiểm điểm ông. Vị « thánh tử đạo » này kêu gào CÔNG KHAI MINH BẠCH VÀ SỰ THẬT (viết hoa trong « nguyên tác »), cho rằng hãy còn « những trái tim nồng nàn, không chịu làm kiếp văn nô bồi bút », « được sự ủng hộ của nhân dân ».

    Chỉ tiếc rằng người đọc tìm đỏ mắt không thấy những tác phẩm vĩ đại ấy đâu cả. Một blogger phẫn nộ : Tự nhiên có kẻ vỗ ngực xưng tên rao giảng công lý, miệt thị một người đã có quá trình đồ sộ cả ngàn bài viết tâm huyết và sắc sảo mà giá trị được quốc tế nhìn nhận. Viết ra được một con chữ, được một bài chính luận phải khổ sở đổ mồ hôi sôi nước mắt, chứ không phải như khơi khơi nhảy lên mạng « chém gió ».

    Luật lệ và nhân cách

    1) Bí mật thư tín và quyền riêng tư : Hiệp ước châu Âu về nhân quyền và các quyền tự do căn bản ngày 04/11/1950 trong điều 8 nhắc nhở quyền tôn trọng các trao đổi cá nhân. Trong phạm vi Liên hiệp châu Âu, bí mật thư tín được đảm bảo bởi chỉ thị 97/66 ngày 15/12/1997, buộc các quốc gia thành viên phải có các đạo luật đảm bảo bí mật các thông tin trao đổi qua mạng viễn thông.

    Tại Pháp, điều 226-15 Chương 4 Luật hình sự quy định việc cố tình mở, hủy bỏ, chuyển giao trễ, coi lén, sử dụng, phát tán thư tín cá nhân có thể bị phạt đến một năm tù và 45.000 euro. Còn tại Việt Nam ? Theo các trang tư vấn pháp luật, tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín bị xử lý theo điều 125 Luật hình sự năm 1999, hoặc theo Luật dân sự khoản 3 điều 38 về quyền bí mật đời tư cá nhân.

    Ông A có ý thức được mình đang vi phạm pháp luật (và tất nhiên cả đạo lý) hay không, khi tự tiện đem thư từ của các cá nhân khác đăng lên FB và tuyên bố « tiếp tục chọn cách tranh luận công khai mọi nơi mọi hình thức và công khai tất cả mọi ý kiến của bất kỳ ai » ?

    2) Mạ lị công khai : Luật tự do báo chí của Pháp ngày 29/07/1881 định nghĩa « việc quy kết những điều có thể ảnh hưởng đến danh dự và uy tín của người khác là tội vu khống ». Trong trường hợp phỉ báng công khai, kẻ vi phạm có thể bị phạt đến một năm tù giam và 45.000 euro.

    Còn theo điều 122 Luật hình sự Việt Nam năm 1999 : « Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội…thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm ».

    Việc chụp cho ông Phạm Chí Dũng - một tiến sĩ được quốc tế biết đến như một cây bút chính luận hàng đầu, một nhà đấu tranh nhân quyền không mệt mỏi – những cái mũ như « an ninh đội lốt », « độc tài », « giành ghế », « hèn hạ »…có thể gọi là gì ?

    3) Lạm dụng tín nhiệm : Điều 341-1 Luật hình sự Pháp quy định những ai cố tình chiếm dụng những gì được người khác giao phó có thể bị phạt tối đa ba năm tù và 375.000 euro.

    4) Quyền sở hữu trí tuệ : Tòa án thương mại Pháp bảo vệ quyền lợi của các trang web, từ tên miền cho đến cách trình bày, cơ sở dữ liệu, phần mềm, mã nguồn. Việc chiếm dụng có thể bị phạt đến hai năm tù và 150.000 euro.

    Về pháp luật Việt Nam, vì không rành nên không dám lạm bàn. Nhưng việc chiếm hữu một phương tiện thông tin của tập thể làm của riêng, cũng như tự động lập ra những trang tương tự, có thể coi là lạm dụng tín nhiệm, vi phạm sở hữu trí tuệ.

    Chuyện gì sẽ diễn ra trong những trường hợp vi phạm trên đây, nếu ở…bên Tây ? Đương sự sẽ bị khai trừ khỏi tổ chức. Hội nghề nghiệp và cá nhân bị xâm hại sẽ nhờ đến một văn phòng công chứng ghi lại tất cả những bằng chứng về việc phát tán thư tín riêng tư, vu khống, sao chép bất hợp pháp…sau đó đưa ra tòa. Và tòa án cứ chiếu luật mà xử.

    Nhưng đó là ở các quốc gia thượng tôn pháp luật. Còn tại Việt Nam, nơi luật pháp còn lỏng lẻo, không được áp dụng đến nơi đến chốn hoặc áp dụng tùy tiện ; và đối với một hội nghề nghiệp đang trong tình thế bị nghi hoặc và có nguy cơ bị trấn áp (tuy Hiến pháp cho phép lập hội) thì biết trông cậy vào đâu ?

    Còn tổ chức lấy ý kiến ngay trong một hội mới được hình thành không bao lâu, ít có liên lạc và ít thông tin, không có điều kiện hội họp vì bị ngăn chặn, hội viên đang hoang mang vì vô số thông tin thất thiệt trong lúc ban lãnh đạo không phải là những người quen « chinh chiến » trên mạng, liệu có chính xác ? Chưa kể tâm lý du di, cả nể của người Việt.

    Và thế là những kẻ chưa hề có một đóng góp nào cho sự nghiệp dân chủ, ngang ngược cướp đi công sức, tâm huyết và cả hy vọng của bao người đặt vào một nền báo chí tự do non trẻ, vẫn có thể to mồm kêu đòi cái gọi là « Sự Thật ».

    Vì, hai từ « liêm sỉ » đối với họ có lẽ là một khái niệm siêu thực !

    Xin hẹn gặp lại trong thư sau.

  2. #2

    Re: Hội Nhà báo Độc lập : Khi kẻ cướp kêu đòi « Sự Thật » [Thuy Trang Nguyen]

    Xin lỗi mình không có link để gửi bài viết nầy cho VNTB nên post ở đây

    PHÓNG VIÊN THỤY MY ĐÃ ĐI QUÁ TRỚN, vượt ra ngoài tư cách của một phóng viên "Journalists should not reveal their political views".

    Thùy Trang đã không muốn can dự vào sự kiện của Hội Nhà Báo Độc Lập rồi, nhưng hôm nay đọc được bài của Thụy My cảm thấy cần lên tiếng nói công bằng.

    Thụy My không hề biết rõ ông Ngô Nhật Đăng là ai khi phán một câu xanh rờn:

    "Chỉ tiếc rằng người đọc tìm đỏ mắt không thấy những tác phẩm vĩ đại ấy đâu cả."

    Tại sao phải hạ bệ Ngô Nhật Đặng tận đáy để đưa Phạm Chí Dũng lên tận mây xanh? Có lợi ích gì và Thụy My lấy tư cách gì để làm chuyện nầy? Nếu là tư cách của một phóng viên RFI thì xin lấy tư cách "Neutral", nhìn nhận và phân tích trong một bài phóng sự vô tư, còn chuyện phê bình thì hãy để cho độc giả nhận xét, vì đó chính là tư cách của một phóng viên thuộc loại Quốc Tế như RFI.

    Không ai phủ nhận việc Thụy My đã đóng góp, giúp quảng bá thông tin Dân Chủ trong nhiều năm qua, tuy nhiên việc đi quá trớn với tư cách của một phóng viên thì Thùy Trang có quyền lên tiếng góp ý và xây dựng với Thụy My là KHÔNG NÊN làm những việc vô bổ như thế nầy, mất đi tư cách của một phóng viên.

    Trong bài Thụy My trong một đoạn khác viết:

    "...ông Phạm Chí Dũng - một tiến sĩ được quốc tế biết đến như một cây bút chính luận hàng đầu, một nhà đấu tranh nhân quyền không mệt mỏi"

    Nghe là thấy mùi đậu hủ thúi, phủ nhận tất cả những cây viết khác là "hàng đuôi", rõ chán vì ông Phạm Chí Dũng chẳng phải là cây viết Dân Chủ Hàng Đầu mà cũng chẳng được "quốc tế nào biết đến" ngoài Thuy My ra.

    Nếu Thụy My đưa luật lệ để hăm dọa người khác cũng sai bét vì luật của Pháp hay của Mỹ, khi áp dụng cho một "Public Figure" như ông Phạm Chí Dũng khác xa một người thường.

    Mong là phóng viên Thụy My học thêm luật về "Public Figure" trước khi lên án và dùng luật lệ để hăm dọa ông Ngô Nhật Đăng khi nói về Phạm Chí Dũng.

    "public figure n. in the law of defamation (libel and slander), a personage of great public interest or familiarity like a government official, politician, celebrity, business leader, movie star, or sports hero. Incorrect harmful statements published about a public figure cannot be the basis of a lawsuit for defamation unless there is proof that the writer or publisher intentionally defamed the person with malice (hate). "
    http://thuymyrfi.blogspot.fr/.../thu...-2-khi-ke-cuop...

+ Reply to Thread

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts