Facebook

Ở miền Bắc có các đạo sau đây "Đạo Thiên Chúa" (Thờ chúa Jesu và Đức Mẹ đồng trinh). Đạo Tin lành. Đạo Cao Đài. Đạo Phật (thờ phật Thích Ca). Và một số đền thờ các vị anh hùng có công với nước được dân phong thánh và đền thờ Thành hoàng làng.

Thời còn thuộc Pháp nghe mẹ tôi kể rằng: vùng nào mà Pháp quản lý chiếm đóng thì dân tự do hành lễ kể cả đạo Thiên Chúa và đạo Phật giáo. Các đền, miếu cứ việc tự do hành lễ, các ông các bà tha hồ lên đồng đủ 36 giá mà không bị sách nhiễu.

Vùng mà Việt Minh quản lý thì từ nhà thờ, chùa chiền, đình miếu đều bị theo dõi. Nên thường muốn hầu đồng là các bà phải đi vào vùng "tề" nơi Pháp đóng để soạn lễ lên đồng với nhau. Tha hồ mà hầu các giá chả ai hỏi tới!

Sau 1954, khi Việt Minh về giải phóng Hà Nội và tiếp quản thủ đô, tất cả nhân dân phải chịu sự quản lý của đảng bác như CCRĐ cho đến nay vết thương đang còn rỉ máu.

Đảng bác về tiếp quản miền Bắc theo Hiệpđịnh đình chiến Gioneve, một số Chùa chiền, đình, miếu bị phá bỏ và một số đất đai của Nhà Chung đểu bị quản lý nghiêm ngặt. Từ 1954 trở đi cho đến 1980 hầu như nhân dân miền Bắc không có khái niệm đi lễ Chùa vào ngày rằm, mùng 1 hàng tháng như bây giờ. Chỉ có 10 ngày tết nguyên đán thôi. Nhưng cũng chỉ có mấy bà tuổi đã già gần đất xa trời thì ra vào chùa cầu khấn trời đất ít bị chính quyền khu phố hỏi thăm. Còn lại những lớp trẻ, cho đến trung niên thì đã quên mất đi lễ chùa. Nếu cô cậu nào năng ra vào đền chùa, thì coi chừng cơ quan, nhà máy phê bình, nhắc nhở. Chỉ vậy thôi cũng đủ xấu hổ với anh em đồng nghiệp rồi. Nhất là đi coi bói, thì tôi ghiền số một. Cứ chỗ nào nghe nói có thầy coi hay là tôi đi. Tôi luôn bị nêu tên phê bình về vụ mê tín dị đoan này.

Cho mãi đến 1980 thì nhân dân mới khôi phục lại phong tục tập quán "Tôn sư. Trọng đạo", lễ hội của ông bà ta xưa.

Còn về phía nhà thờ bên Thiên chúa giáo thì các cha muốn giảng nội dung gì cho giáo dân vào từng ngày lễ thì nội dung ấy bắt buộc phải thông qua VHTT quận, huyện gì đó rồi mới được thực hiện. Chẳng hạn như gần đến ngày tuyển nghĩa vụ quân sự mà cha lại giảng cho giáo dân nội dung bài giảng lời răn của Chúa "không được giết người" thì ông Cha có nguy cơ bị gọi lên UBND để làm việc. Hồi đó vấn đề đất đai không có điểm nóng như bây giờ. Nhưng kể cả một số nhỏ diện tích đất của Chùa, cũng như của Nhà Thờ Nhà nước cũng vẫn mượn để kê bàn ghế cho lớp học mẫu giáo, lớp 1. Hay một bàn làm việc của MTTQ.v..v... Lúc còn học lớp 1 tôi vẫn thường cắp sách đến học tại Tam quan chùa Chân Tiên (phố Bà Triệu Hà Nội) là 1 ví dụ không ai có thể chối cãi, hay chụp cho tôi cái mũ nói láo nhá.

Trong những lời răn của Phật Pháp, cũng như lời răn của Chúa Jesu, đều dậy con người ta ăn ở lương thiện. Không gây những tệ nạn xấu cho xã hội. Nếu con người được khuyến khích học thuộc nhuần nhuyễn lời răn của Phật, của Chúa chắc chắn sẽ loại trừ được những hậu quả tệ nạn xấu cho xã hội. Cho con người.

Điểm ngược lại đến các triều đại phong kiến xa xưa có triều đại nào mà đất nước nhiều tệ nạn: cướp, hiếp, đâm chém, cờ bạc. ma túy. Thậm chí cháu ngoại giết ông bà để lấy vài chỉ vàng đi chơi gam kể từ khi triều đại đất nước có đảng quang vinh??? như ngày nay!!!?????

Tập trung tuyên truyền bôi nhọ nhiều nhất là đối với đạo Thiên chúa thì phải nói công đầu thuộc về 1 số nhà văn đã tích cực "sáng tác" những tác phẩm để đời nhằm đạp lên đầu đạo Thiên Chúa lập công dâng đảng. Tôi chỉ có thể kể 1 số rất ít ra đây như tác phẩm: "AnNa Dâng", Bão Biển, hay bộ phim được chuyển thể từ văn học mang tên "ngày lễ thánh" và tác giả Nguyễn Khải. Văn phong của ông Nguyễn Khải có kịch tính có nút thắt và có mở. Cái mở là giáo dân một lòng nghe theo đảng, chứ không nghe theo Cha là người thay mặt Chúa trời.

Với những tác phẩm minh họa, tiếp tay cổ vũ cho một sự dối trá, lưu manh. Để rồi trước khi từ giả cõi đời, ông đã viết một tùy bút "Đi tìm cái tôi đã mất", hòng lấy lại tình cảm và sự tha thứ của độc giả Thiên Chúa giáo cũng như bạn đọc trong cả nước. Bút sa gà chết! Với 10 cái tùy bút kiểu chạy tội này của kẻ "giá áo, túi cơm" cũng không lấy lại những sự trong sáng mà ông đã bán vào tay của những kẻ thao túng chính trị. Các vị muốn tìm hiểu sâu về vấn đề này xin đọc một loạt bài của nhà văn Nhật Tuấn. Trong đánh giá trung thực, sắc sảo uyên thâm, nhà văn Nhật Tuấn đã chỉ rõ cho chúng ta thấy gương mặt của những nhà văn đã từng tham gia đánh hôi với đạo Thiên chúa để nhằ đổi lấy hư danh, đổi lấy cơm gạo rẻ tiền thỏa mãn cho bản năng của họ một thời.

Đạo Phật thì ít bị bôi nhọ bằng văn học. Nhưng những cuộc lên đồng, đây là "một hình thức sinh hoạt văn hóa của cộng đồng" mà nhiều công trình Nghiên cứu văn học đã khẳng định giá trị của nó đã không còn được tự do nghi lễ nữa. Mỗi lần các bà lên đồng thì phải thực hiện nghi lễ vào đêm khuya khi các quan lớn làng xã đã ngủ, để tránh sự theo dõi bắt bớ.
(viết đến đây tạ dừng để đi lùa bò ngoài đồng về chuồng, tối đến tôi sẽ hầu quý vị tiếp ạ)