Cuối thế kỷ XIX, mặc dù triều đình phong kiến nhà Nguyễn ký các Hiệp ước Ácmăng (Harmand) năm 1883 và Patơnốt (Patenôtre) năm 1884, đầu hàng thực dân Pháp, song phong trào chống thực dân Pháp xâm lược vẫn diễn ra. Phong trào Cần Vương (1885-1896), một phong trào đấu tranh vũ trang do Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết phát động, đã mở cuộc tiến công trại lính Pháp ở cạnh kinh thành Huế (1885). Việc không thành, Tôn Thất Thuyết .Phan Văn Tường phò tá vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng Trị), hạ chiếu Cần Vương. Mặt dù sau đó Hàm Nghi bị bắt, nhưng phong trào Cần Vương vẫn phát triển, nhất là ở Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa: Ba Đình của Phạm Bành và Đinh Công Tráng (1881-1887), Bãi Sậy của Nguyễn Thiện Thuật (1883-1892) và Hương Khê của Phan Đình Phùng (1885-1895). Cùng thời gian này còn nổ ra cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo, kéo dài đến năm 1913.

Thất bại của phong trào Cần Vương chứng tỏ sự bất lực của hệ tư tưởng phong kiến trong việc giải quyết nhiệm vụ giành độc lập dân tộc do lịch sử đặt ra.

Đầu thế kỷ XX, Phan Bội Châu chủ trương dựa vào sự giúp đỡ bên ngoài, chủ yếu là Nhật Bản, để đánh Pháp giành độc lập dân tộc, thiết lập một nhà nước theo mô hình quân chủ lập hiến của Nhật. Ông lập ra Hội Duy tân (1904), tổ chức phong trào Đông Du (1906-1908). Chủ trương dựa vào đế quốc Nhật để chống đế quốc Pháp không thành, ông về Xiêm nằm chờ thời. Giữa lúc đó Cách mạng Tân Hợi bùng nổ và thắng lợi (1911). Ông về Trung Quốc lập ra Việt Nam Quang phục Hội (1912) với ý định tập hợp lực lượng rồi kéo quân về nước võ trang bạo động đánh Pháp, giải phóng dân tộc, nhưng rồi cũng không thành công.

Phan Châu Trinh chủ trương dùng những cải cách văn hóa, mở mang dân trí, nâng cao dân khí, phát triển kinh tế theo hướng tư bản chủ nghĩa trong khuôn khổ hợp pháp, làm cho dân giàu, nước mạnh, buộc thực dân Pháp phải trao trả độc lập cho nước Việt Nam. Ở Bắc Kỳ, có việc mở trường học, giảng dạy và học tập theo những nội dung và phương pháp mới, tiêu biểu là trường Đông Kinh nghĩa thục Hà Nội. Ở Trung Kỳ, có cuộc vận động Duy tân, hô hào thay đổi phong tục, nếp sống, kết hợp với phong trào đấu tranh chống thuế (1908). Do những hạn chế về lịch sử, về giai cấp, nên Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, cũng như các sĩ phu cấp tiến lãnh đạo phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX không thể tìm được một phương hướng giải quyết chính xác cho cuộc đấu tranh giải phóng của dân tộc, nên chỉ sau một thời kỳ phát triển đã bị kẻ thù dập tắt.

Ông Phan Bội Châu sinh năm1867 mất ngày 29 tháng 12 năm 1940 tại Huế. Hiện tên ông đã được đặt cho nhiều trường học và nhiều con đường trên cả nước, trong đó có trường chuyên của tỉnh Nghệ An và một con phố lớn tại Hà Nội.

Ông Phan Châu Trinh sinh ngày 09 tháng 09 năm 1872 tại làng tây lộc, huyện tiên phước, phủ tam kỳ (ngày nay thuộc xã tam lộc, huyện phú ninh), tỉnh Quảng nam hiệu là tây hồ hy mã, tự là tử cán.

Khi Phan Châu Trinh qua đời, có rất nhiều cá nhân và tổ chức gửi câu đối và thơ văn đến đám tang của ông. Trong số đó có bài điếu văn của Huỳnh Thúc Kháng, người bạn thân thiết của Phan Châu Trinh, phản ánh rõ nét cuộc đời và quan điểm chính trị của ông.

Một đoạn lịch sử của tiên sinh hơn hai mươi năm trời, nào bị tù đày, ở nước này sang nước khác, trải bao nhiêu phen nguy hiểm, trong giây phút này không thể lược thuật lại cho được; chúng tôi xin tóm tắt lại mà nói sơ: Chủ nghĩa tiên sinh đệ nhất là đánh đổ chuyên chế, làm cho dân quyền tự do, còn cái phương pháp tiến hành thì tiên sinh thường nói rằng.

Tình hình trong nước ta bây giờ đang vào nguy ngập, nếu muốn cải cách thì cần liên lạc đoàn thể mới được. Tiếc cho người nước mình còn đang mê mộng, đồng chí với tiên sinh chẳng được mấy người. Vì vậy mà tấm lòng bị phân hóa ra uất ức, uất ức hóa nên đại bệnh huống gì những điều mắt thấy tai nghe dể làm cho tiên sinh cảm xúc mà đau được, chết được, thương ôi! -Thôi, đất vàng một nắm, giấc mộng ngàn thu, sự nghiệp anh hùng, ngày nay hết cuộc. Chúng tôi chỉ mong mai sau này những người kế chí tiên sinh, làm cho vẻ vang dân tộc Việt Nam ta. Thì linh hồn tiên sinh sẽ được yên ổn mà ngậm cười nơi suối vàng.

Một Ủy ban tổ chức lễ quốc táng chí sĩ Phan Châu Trinh gồm nhiều thành viên là các nhân sĩ, trí thức đã được hình thành ngay trong đêm ông qua đời gồm:

Trong nhiều năm gần đây đã có nhiều tổ chức đối lập ĐCS và cá nhân kêu gọi phát huy lòng yêu nước, nghĩa là phát huy sự đồng thuận dân tộc gắn bó mọi người với nhau,, trong nhiều năm vừa qua lòng yêu nước đã bị suy giảm không đủ mạnh, ý chí lòng yêu nước đã hao mòn vì vậy chúng ta không phản ứng đủ quyết liệt trước một chế độ độc tài đảng trị coi đất nước là của riêng mình như các vua chúa ngày xưa, trong khi cả nhân loại đang tiến về dân chủ và chính chúng ta cũng biết đất nước ta rất cần dân chủ.

Chúng ta là người Việt Nam, vì tương lai của chúng ta gắn liền với tương lai của đất nước Việt Nam. Chúng ta không có cách chọn lựa nào khác hơn là cùng nhau xây dựng một tương lai Việt Nam chung. Để xây dựng tương lai chung, lòng yêu nước vẫn là mẫu số chung bắt buộc.

Hiện nay chúng ta rất cần một sức bật mới của lòng yêu nước đối với các bạn trẻ Việt Nam. Chúng ta kêu gọi và ủng hộ các bạn trẻ trong những phong trào yêu nước, yêu quê hương dân tộc yêu biển đảo VN, nhưng chúng ta cũng cần phải giải thích với các bạn trẻ yêu nước khác hoàn toàn với yêu chủ nghĩa Xã Hội hiện nay tại VN, đó là một chủ nghĩa độc tài toàn trị, một chủ nghĩa đang bị cả thế giới lên án, nhưng chủ nghĩa đó vẫn còn tồn tại VN.

Các bạn trẻ cần phải định nghĩa lòng yêu nước như một tình cảm tự nguyện của những con người tự do, ràng buộc mật thiết với nhau để xây dựng một tương lai chung cho mình và cho con cháu, mỗi người trong chúng ta đều có cách yêu nước khác nhau theo từng khả năng của riêng mình, chúng ta không thể để cho lòng yêu nước bị đồng hóa với sự tán thành một chủ nghĩa.

Chúng ta cần phải hòa giải người Việt Nam với đất nước. Chúng ta cần một đất nước hiền hòa, một tổ quốc có trái tim, một tổ quốc đáng yêu, một tổ quốc nhân quyền và dân quyền, một tổ quốc khuyến khích, một tổ quốc gần gũi với mọi người thay một tổ quốc thiêng liêng đến nỗi trở thành trìu tượng và xa cách.

Đáng buồn cho tổ quốc ta, đảng và nhà nước Việt Nam vẫn dùng chính sách độc tài để bọn chúng bám víu nhằm cho những mục đích riêng cá nhân, một chế độ độc tài ngày đêm chỉ nghĩ tới mua quan bán chức và đấu đá, chém giết tranh giành quyền lực, một chế độ luôn tham nhũng từ cấp địa phương cho tới trung ương, chế độ này đã không còn lương tâm của một con người.

Chúng ta cũng cần phải đánh tan những luận điệu tuyền truyền của đảng và nhà nước, đến với tuổi trẻ VN ở trong nước, như những luận điệu, yêu tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu lý tưởng cộng sản, yêu chủ nghĩa mác- lênin.v.v và v.v., cái chủ nghĩa Mác- Lênin đã vứt bỏ cách đây hơn 100 năm, và bị thế giới lên án là tội ác.

Thực tế ngày nay đảng và nhà nước Việt Nam đã mất hết lý tưởng và ý chí sức sống của một tập thể, hầu hết các đảng viên là tham nhũng, thiếu khả năng và kém phẩm chất, nhưng lại ngoan cố, lỳ lợm và vô trách nhiệm, đã gây nhiều tội lỗi cho dân tộc ta
Vì vậy chúng ta cần ủng hộ, đẩy mạnh nhiều hơn nữa với những phòng trào tuổi trẻ yêu quê hương đất nước, chúng ta kêu gọi các bạn trẻ tham ra hoặc thành lập những trào trào đấu tranh vì tự do và nhân quyền cho VN. Phong trào tranh đấu vì biển đảo Hoàng Trường sa thân yêu, Phong trào tuổi trẻ VN, Hội bảo vệ môi trường v.v.

Tương lai đất nước VN được tự do dân chủ xã hội công bằng luật pháp công minh cũng là nhờ rất nhiều công sức tranh đấu của những bạn trẻ VN . Hy vọng một ngày gần đây các bạn trẻ trong và ngoài nước nhận ra điều này và nhận trách nhiệm về mình, cùng nhau đoàn kết và gắn bó để xây dựng lại một đất nước Việt Nam mới và con người mới.
Kien Trung
08/2015

Bài viết có tham khảo:

Phan Bội Châu- wikipedia-Tiếng Việt
Phan Châu Trinh-Wikipedia-Tiếng Việt.
Dự án chính Trị 2015. Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên