Lời nói đầu của thiếu tá KQ Đặng Văn Âu, người chuyển bài: Trước đây tôi nhiều lần viết email riêng cho ông Đại tá Vũ văn Lộc - một sĩ quan cao cấp của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa - vì tôi không muốn vạch áo cho người xem lưng.

Vừa rồi cuốn phim TERROR IN LITTLE SAIGON" vừa được trình chiếu thì Vũ văn Lộc vội vàng lên tiếng chê bai. Tôi liền viết một dòng để nhận xét nhân cách của ông ta: Một nhà bồi bút rẻ tiền.

Nay một tác giả mang bút hiệu Kỵ Binh Ngụy Saigon vừa giáo hóa bồi bút Vũ văn Lộc vừa nhận xét con người của Hoàng Cơ Minh rất chính xác. Ai biêt Kỵ Binh Ngụy Saigon ở đâu, nhờ chuyển đến ông một lời cám ơn.

Bài viết dưới đây của Kb. NguySaigon để phản bác lại bài viết: ”Trách Chi Người Mang Thân Giúp Nước” của nhà văn Giao Chỉ tức là đại tá Vũ Văn Lộc.


(Bằng Phong Đặng văn Âu)

Giết Chi Người Đem Thân Giúp Nước

(nguồn:https://youtu.be/dH8NHF1cQ30)


(Nguồn: https://youtu.be/dH8NHF1cQ30)

Khi cuốn phim Terror in Little Saigon ra mắt, Đại Tá Vũ Văn Lộc tức nhà văn Giao Chỉ là một trong những người lên tiếng đầu tiên. Ông ta chê ỏng chê eo bộ phim nầy.

Cũng được thôi. Nhân tâm tùy mạng mở. Tự do phát huy, show off cái kiến thức của mình. Đâu có ai phê bình hay phản biện mấy em mari sến chê tranh của Họa sĩ Nguyễn Gia Trí, hay bịt tai không thèm nghe Hoài Cảm, Hương Xưa, Nguyệt Cầm .. của nhạc sĩ Cung Tiến . Cũng giống như lính tui chê thậm tệ những băng nhạc của Ngụy tui. Tụi nó chỉ thích Sương Trắng Miền Quê Ngoại , Lính Nghĩ Gì, Trên 4 Vùng Chiến Thuật, Một Trăm Em Ơi… Những thứ như Khói Trời Mênh Mông là cái quái quỷ gì nghe không có hiểu. Tụi nó chỉ thích Nguyệt Đồng Xoài của Lê Xuyên chứ Nguyệt Ca, Nguyệt Cầm thì không có thích, Ngụy tui đâu có lạ gì Đại Tá.

Ngày xưa xa xôi, cái thưở FOB ấy mà, không biết làm gì cho hết nửa đời sau. Thường tự hỏi “Hỡi người chiến binh một thời lừng lẫy. Giờ lang thang đất lạ đến bao giờ“. Thưở mà lòng buồn bụng dạ hoang mang. Mất nước, tù đày, tỵ nạn… lạc lỏng nhìn quanh chỉ thấy có ba ngoe Kỵ Binh: Thiếu Tá Hàng Phong Cao, Trung úy Phạm Huy Khuê và Ngụy tui ở San Jose. Những chiến hữu KB đã ở lại, đã chiến đấu đến cùng, đã miệt mài bao năm tháng tù đày. Sau 4 năm tù qua đất Mỹ, cứ tưởng sẽ được gặp đông đảo đồng đội Mũ Đen để tay bắt mặt mừng. Nào ngờ chỉ mỗi thân mình, cô độc lẻ loi, chỉ biết đi học rồi đi nhậu. Nhậu cho quên đời, quên luôn nỗi buồn vong quốc.

Cùng thời điểm đó, Đại Tá nhà ta hoạt động hăng say đế kiếm fund. Lâu lâu đọc vài bài viết của Đại Tá cũng thường thường bậc trung. Đại Tá thật sự không có một văn tài khởi sắc. Thưở đó báo chí nhà văn nhà báo tại San Jose đếm trên đầu ngón tay chỉ có nguyệt san Nhân Văn với Thượng Văn, Lý Khánh Hồng, Tưởng Năng Tiến, Võ Hoàng và người chủ nhiệm trẻ tuổi tài cao Phi Ngọc Anh là bạn thân thiết của Ngụy tui. Có báo thằng Mõ chuyên trị quảng cáo, Dân Tộc của Hà Túc Đao, và Thời Tập hay Thời Báo gì đó của. Nguyễn Xuân Phác … Nổi đình đám là Nguyễn Bá Trạc và Tường Vũ Anh Thư với “Cao Bá Quát Giữa Hồn Thiêng Sông Núi”. Vì hiếm nên Đại Tá nổi lên như một nhà văn đang lên và… sắp xuống.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông chắc không ngờ có ngày tâm sự của người lính chiến trong phiên gác vào đêm xuân, được Đại Tá Lộc đỡ nhẹ một câu: “Trách chi người đem thân giúp nước” để bào chữa cho một viên tướng Hải Quân. Người Sĩ Quan QLVNCH cấp bậc Đại Tá , là nhà văn với bút hiệu nghe thiệt là cội nguồn VN mà bây giờ lại muốn làm Luật Sư. Trách hay Không Trách? Để coi Nhà văn Đại Tá kiêm Luật Sư bào chữa ra sao?

Hai câu thơ được Luật sư Vũ Văn Lộc trang trọng dẫn nhập:

Nầy em, anh sẽ về bên kia biên giới
Đèn nhà ai, hay đốm lửa quê người
…”

Có chút tình, có chút lửa. Có người cho rằng đây là thơ của Tướng Hoàng Cơ Minh do nhạc sĩ kháng chiến quân Trần Thiện Khải phổ nhạc. Trời đất ơi. Tướng VNCH thiệt là hào hoa, vừa biết lái tàu lại có nguồn thơ lai láng. Nhưng “em”, trong câu thơ nầy là em nào ? Phu nhân Tướng Minh chăng? Nếu là phu nhân thì câu sau đâu ăn nhập gì. Cái mà Thi sĩ HCM sẽ nói với vợ rằng: Anh sẽ về bên kia biên giới (là chỗ nào mà Ngụy tui không hiểu) thì em ở lại nuôi con và đừng quên anh hay có rảnh thì cầu nguyện cho anh thì mới đúng logic . Chứ đèn nhà ai hay đốm lửa đâu đó chả có dính dáng gì đến em hậu phương Mỹ, còn anh tiền tuyến tại khu chiến Nhật Bản. Câu đầu cho biết chàng chưa đi (sẽ đi thôi) thì làm sao chàng thấy đèn thấy lửa mà hỏi . Hai câu thơ mà Đại Tá nhà văn Giao Chỉ dẫn thượng trớt quớt . Dzậy mà xưng là nhà văn thì chửi đời quá. Không biết nhà văn Võ Phiến, nếu còn sống, nghĩ gì về văn tài nhà văn Giao Chỉ.

Câu nhạc “Trách chi người đem thân gúip nước” và hai câu thơ trên chắc đó là ý chính của Luật sư Vũ Văn Lộc muốn bào chữa cho Tướng Minh.

LS Đại Tá Lộc nhắc chuyện xa xưa. Khi mà mấy Niên Trưởng “Tẩu Tướng” của Đại Tá Lộc như Tướng Khuyên mặt dài như mùa đông (mùa đông thì mặt dài à? Ngộ há), Tướng Toàn thì đánh bóng chuyện cho tiêu mở bụng và quên đời Quế Tướng Công, Tướng Trần Văn Minh, Tư Lệnh Không Quân, bị bọn cố vấn Mỹ xí gạt mời qua DAO họp, xong bị tước súng. Đưa lên phi cơ bay tuốt ra hạm đội Mỹ. Thiệt là khỏe ra. Hên như thế nhưng Tướng Tư lệnh vẫn buồn như chấy cắn, quên mẹ tiếng chửi thề cố hữu trên làn môi. Trời thần ơi , bại binh chi tướng thì phải như con gà tử mị, Shut up, chứ nói năng gì nữa Đại Tá. Riêng Tướng Hoàng Cơ Minh, Hải Quân, không chịu là bại binh, phải fermer la bouche. Ông vẫn còn hung hăng con bọ xít: Đòi trở về.

Trở về để làm chi, không nghe Đại Tá Lộc nói. Mới chẩu đấy, đòi trở về nghe không hợp lý. Đâu có ai bắt Tướng Minh ra đi. Ngày tàn chiến trận, Tướng Minh có nhiều chọn lựa . Hoặc theo bước chân của năm chiến sĩ “Sinh Vi Tướng. Tử Vi Thần” Hoặc là theo con đường của Tướng KB Trần Quang Khôi, Tướng Lê Minh Đảo, Tướng KB Lý Tòng Bá , Đại Tá BĐQ Hồ Ngọc Cẫn… chiến đấu tới cùng. Hoặc là ở lại để chỉ huy Sư Đoàn Tiền Giang hay Sư đoàn Long Khánh như Đại úy Nhẩy Dù Út Bạch Lan chứ mới tếch khỏi nước mà đòi trở về thì kỳ cục quá . Nhưng mới đi mà đòi về cũng sẽ được thỏa mản. Con tàu Việt Nam Thương Tín sẽ mang Tướng Minh trở về quê hương. Chắc chắn Tướng Minh sẽ thấy được đèn, thấy được lửa của nhà tù cs ngay tức khắc . Tóm lại là Tướng Minh chỉ đòi chơi mà không có thèm về. Đến Mỹ để tìm một đời sống mới. Đời sống mới là ngày ngày xách lon sơn, cầm cái cọ hành nghề sơn nhà kiếm tí tiền còm . Đâu rồi những ngày một tiếng lệnh ra là hàng trăm tàu nhổ neo làm đục cả giòng sông , khuấy động cả một trời biển cả bao la sóng dữ.

Không hiểu Tướng Hoàng Cơ Minh có qua mấy lớp Tham Mưu Cao Cấp hay Cao Đẳng Quốc Phòng hay không? Tướng Minh hiểu gì về cộng sản mà ông đã quyết định dùng tất cả phương pháp cộng sản để đánh cộng sản. Đây là một ý định điên rồ, bá đạo. Cộng sản là bọn thổ phỉ, chuyên dùng khủng bố và dối trá lừa bịp để đạt được mục đích là CƯỚP chính quyền hợp pháp hợp hiến của Thủ Tướng Trần Trọng Kim và VNCH. Khi Tướng Minh dùng chính sách đó, Tướng Minh đã muốn trở thành một kẻ bá đạo , một tướng cướp không hơn không kém. Khi cướp được chính quyền của bọn thổ phỉ VC thì Tướng Minh cũng sẽ thiết lập một chính quyền y chang VC thì … hỡi Đại Tá Lộc, Tướng Minh là gì: Tướng cướp hay là người mang thân đi giúp nước? Khăn rằn, áo bà ba, dép lốp, đường mòn HCM chỉ thể hiện được tính sắt máu, tính khủng bố, giết người không gớm tay, lấy cứu cánh biện minh cho hành động.

Nầy Đại Tá Lộc! Tướng Minh là Tướng giỏi hay dở? Theo quan niệm Á Đông, Tướng giỏi phải có đủ 3 tiêu chuẩn: Nhân, Trí, Dũng.

1- Tướng Minh có lòng nhân hay không? Nếu có, ông ta đã không hành quyết những người đã theo ông ta đi cứu nước. Chỉ vì “nãn lòng chiến sĩ” không thấy một chút ánh sáng cuối đường hầm. Ngày lê thê nơi khu rừng cấm . Sống thiếu thốn trăm bề, dù rằng vụ tài chánh mà Hoàng Cơ Định là vụ trưởng có hơn 15 triệu đô la. Những kho hàng thực phẩm Thái Lan được MT thiết lập để mang về Mỹ bán buôn bị bỏ hoang cho mốc meo không người chăm sóc. Quần áo, thực phẩm, súng đạn thiếu thốn, dậm chân tại chỗ. Xuân thu nhị kỳ mới gặp mặt lãnh tụ thì làm sao mà không nãn lòng cho được.

Tử hình! Đó cũng là cung cách mà bọn CS vô thần khát máu áp dụng cho các cán binh của chúng trong những mật khu, thậm chí cả trong những nhà tù của VNCH giam giữ tù binh VC . Đại Tá Lộc phải nói thẳng vào mặt bọn MT: Giết Chi Người Đem Thân Cứu Nước để giải oan, để làm sáng tỏ sự thật đằng sau chuyện trở về bên kia biên giới, để thấy đèn thấy lửa của ai kia. Những Kháng Chiến Quân đó đã không còn trên dương thế thì chính ông, Đại Tá Lộc, phải lên tiếng dùm họ về những cái chết oan khuất, phi lý do nhóm người cực đoan mang danh là những người đem thân giúp nước. Giúp nước gì khi bàn tay mình đẩm máu đồng bào và chiến hữu của mình. Giúp nước cái gì khi bàn tay nhám nhúa bạc tiền không minh bach.

2- Tướng Minh là người có trí? Nếu ông ta có TRÍ, ông ta đã không thành lập MT với chủ trương sẽ về lại bên kia biên giới để chỉ thấy đèn thấy lửa. Con đường của Tướng Minh chọn lựa là đường đi không đến... Con đường Tướng Minh đi là con đường bất nhân, con đường tử thần. Không phải mình ông ta chết mà đã kéo theo hằng trăm người nhẹ dạ tin vào lời dụ dỗ của ông mà từ bỏ con đường tươi sáng tự do, con đường định cư, để có một đời sống đúng nghĩa mà họ đã chọn lựa, đã ước mơ khi bước chân xuống thuyền tỵ nạn, hay băng mình qua đất Miên đầy bất trắc hiểm nghèo . Vì yêu nước mà họ chọn một hành trình khắc nghiệt. Khi Đông Tiến I thất bại và Đông Tiến II phải quay về vì không có thuyền vượt sông Mekong . Chuyện tưởng như đùa. Quay về không còn chỗ trú ngụ. Kháng chiến quân sống dật dờ trong những khu rừng u tối.

Trong những bài học ở các quân trường dù Đồng Đế hay Thủ Đức hay Đà Lạt, Không Quân hay Hải Quân, huấn luyện viên luôn nhắc nhở: Chỉ huy là phải tiên liệu . Tướng Minh có tiên liệu những trở ngại khi về bên kia biên giới hay không ? Ông ta có chuẩn bị trước khi đi hay không? Câu trả lời rõ ràng là không . Nếu có chuẩn bị thì tại sao khi đến sông Mekong không có thuyền vượt sông phải trở về . Nếu đã tiên liệu, tại sao không huấn luyện cho các kháng chiến quân vượt sông trước khi ra đi. Thực phẩm khô mà chủ yếu là mì ăn liền bóp nhỏ để chứa được nhiều. Thực phẩm đó cho bao nhiêu ngày ? Có đủ cho một hành trình mà không biết bao giờ đến . Không có giao liên , không có tiền trạm tiếp liệu, không có dân… tức là không có gì cả. Nếu bọn kháng chiến Lào bỏ rơi là coi như hai năm mươi. Một cấp số đạn dược có đủ cho một cuộc hành quân như thế không? Hình ảnh của KCQ do người trong cuộc Phạm Hoàng Tùng cung cấp cho thấy đó là một đạo quân ô hợp, súng cũ, đạn dược chỉ đủ đi săn nai. Mang mấy kilo vàng để làm gì? Để mua thực phẩm chăng ? Như thế thì lạy ông tôi ở bụi nầy. Nếu KCQ bị thương rồi sao? Có được một Bác sĩ thì đã hành hình rồi . Cứu thương , quân y là một con số không to lớn cho nên hể bị thương là tự sát . Kháng chiến quân bị đói khát không còn tinh thần và sức khỏe để đi nốt con đường đau khổ. KCQ chỉ có hai con đường: Một là nằm lại đâu đó trên rừng già Nam Lào hay đi thẳng vào nhà tù VC. Tướng Minh là một con người bất trí.

3- Tướng Minh có Dũng khí hay không? Cái Dũng đây không phải là lòng can đảm, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng. Dũng khí ở đây là khi thấy rằng con đường lựa chọn là con đường không bao giờ đến , là con đường tử thần thì phải có can đảm chấp nhận sự thất bại mà sửa đổi. Biết rằng thua mà vẫn ngoan cố tiến hành Đông Tiến II . Đó không phải là cái Dũng mà là một sự cố chấp ngu xuẩn. Giải tán MT cho các KCQ tìm đường trở vô lại trại tỵ nạn để được đi định cư. Trở về Mỹ tìm phương cách khác để đấu tranh cùng cs theo chiều hướng một trật tự thế giới hiện hành khi bạo lực, súng đạn không còn hợp thời nữa. Ai chịu trách nhiệm về cái chết oan khiên của hơn 200 KCQ? Những cái chết bí ẩn của Đại Tá Dương Văn Tư, của Trung Tá Lê Hồng,của kỷ sư Ngô Chí Dũng? MT và Tướng Minh phải chịu trách nhiệm trước lịch sử và gia đình các KCQ.


(nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=nNnSboobXNA)

Đại Tá Lộc hết lời chê trách cuốn phim. Ông ta chê phim đầu voi đuôi chuột, không ai yêu cầu mà làm phim. Xem phim xong Đại Tá nhà ta lớn lối mắng cho Tây ba lô, vô lương tâm, không phải vì nạn nhân mà chỉ muốn nổi tiếng. Đem cờ vàng và Saigon nhỏ để gây sóng gió… rồi sẵn trớn lên tiếng trách mắng bạn đọc (không biết của ai?) bị tung hỏa mù và Đại Tá nhà ta lấy làm tiếc.

Đọc xong cái phần nầy Ngụy tui tức cười quá xá. Đại Tá già lấy tư cách gì lên tiếng mắng mỏ thế. Xứ nầy tự do. Tu chính án số 1 bảo vệ quyền tự do ngôn luận cho mọi công dân Hoa Kỳ. Anh Đại Tá (thay vì gọi là Niên Trưởng) nay đã già gần đất xa trời lên cơn hứng sảng. Cứ tưởng mình là CT MT hay sao mà lớn tiếng quá đổi. Đại Tá đâu có chi ra đồng cắc nào cho bọn làm phim mà lớn lối. Hay Đại Tá nói rằng tiền làm phim do tiền thuế mà anh Đại Tá đóng.

Anh Đại Tá hưởng fund để làm vụ định cư thì củi đậu nấu đậu có gì mà la lối. Tiền nhà nước vô tay anh Đại Tá. Anh Đại Tá lấy tiền đó gửi lại IRS chứ có gì mà ầm ỉ. Phim dở thì đừng xem, đừng thèm ke, đừng thèm lên tiếng. Phim chả đụng chạm gì đến sự nghiệp ái tình kiếm fund của Đại Tá, hơi đâu Đại Tá la lối chửi rủa. Hữu xạ tự nhiên hương chứ xú uế thì làm sao mà tự nhiên thơm được. Dở, thối sẽ bị luật đào thải, anh Đại Tá khỏi có lo.

Làm phim mà cũng cần có người yêu cầu hả Đại Tá . Những phim như Người Lính Năm Xưa hay Quảng Trị gì gì đó có người yêu cầu hay sao. Những phim đó toàn là chôm chỗ nầy một miếng, chỗ kia một tiếng. Chả ra làm sao, không nghe Đại Tá lên tiếng.

Anh Đại Tá phê bình là nhà làm phim không lương tâm chỉ muốn nổi tiếng mà không vì nạn nhân. Nói như thế mà cũng nói cho được. Thế nào làm phim có lương tâm? Là không được đụng chạm đến MT, đến người mang thân đi giúp nước chắc. FBI không tìm ra thủ phạm thì cho nó “an giấc nghìn thu” khơi ra làm gì. Một khoảng đời tăm tối của MT của Tướng HCM của quân sư quạt mo Nguyễn Xuân Nghĩa cho nó đời đời trong tăm tối.

Đưa ra ánh sáng làm chi cho Đại Tá nhà ta tức tối. Mục đích và kết luận của phim rất rõ ràng: FBI và mọi nguồn tin đã biết đã ghi nhận là MT qua ban sát thủ K9 là thủ phạm. Đích danh người ra lệnh và sát thủ thì không biết mà luật pháp Hoa Kỳ không thể kết tội chung chung là MT. Không thể đem MT ra tòa xử án được. Phải tìm ra thủ phạm. Đó là ngỏ cụt. Người chết thì có, thủ phạm và thủ lãnh thì không. Chính vì có những người như anh Đại Tá mà thủ phạm vẫn nhởn nhơ sống ngoài vòng pháp luật. Đại Tá Lộc hãy thẳng thắn trả lời có muốn nhìn thấy thủ phạm bị đưa ra tòa án không? Việt Tân có muốn vụ án được làm sáng tỏ, muốn được nhìn thấy thủ phạm bị lôi ra trước vành móng ngựa hay không? Nếu muốn, phải ủng hộ, giúp đỡ, hợp tác những người muốn làm sáng tỏ vụ án như nhóm làm phim Frontline hay nhiều nhóm làm phim hay điều tra trong tương lai. Chứ không phải dùng chút ít chữ nghĩa còn lai một đời người để bao che một tội ác mà cả cộng đồng người Việt khinh bỉ.

Đại Tá tuyên bố hết lòng ủng hộ các phong trào kháng chiến phục quốc. Ông nhắc lại đại danh Võ Đại Bịp mà ông ta không nói rõ tại sao có đại danh đó . Đại Tá Võ Đại Tôn trong một phút muốn làm người hùng mang thân đi giúp nước . Ý định thì hay nhưng Đại Tá Võ Đại Tôn lại “trao duyên lầm tướng cướp” . Ông giao duyên với Phạm Thu Trước chủ báo Trắng Đen . Như cái tên định mệnh. Thu tiền trước, kháng chiến sau. Cho nên báo Văn Nghệ Tiền Phong mới cười ruồi tặng cho Đại Tá Võ Đại Tôn hỗn danh Võ Đại Bịp. Đại Tá Tôn không còn con đường nào khác phải lần mò qua Thái và bị VC bắt đem về Hà Nội bỏ tù. Và đây chính là lúc Võ Đại Tôn đã chứng minh cho đời biết rằng Ông không là Võ Đại Bịp mà là một anh hùng khiến toàn dân VNCH phải ngưởng mộ. Giữa Hà Nội . Giữa bầy lang sói VC. Trước mặt bao nhiêu nhà báo quốc tế, Đại Tá Võ Đại Tôn đã gửi thông điệp cho toàn thế giới nhận trách nhiệm và vẫn duy trì lý tưởng chống cộng đến hơi thở cuối cùng. Đã phá vở kế hoạch của Hà Nội dùng Đại Tá Võ Đại Tôn như bằng chứng để tố cáo trước dư luận thế giới bàn tay lông lá của Người Mỹ trong mưu đồ lật đổ chế độ csvn. Sau khi ra tù không còn ai gọi Đại Tá Võ Đại Tôn là Võ Đại Bịp. Người Việt tỵ nạn tại Little Saigon đã đón tiếp ông như một anh hùng.

Còn Trần Văn Bá giống như con người với câu nói bất hủ “không thành công cũng thành nhân” Nguyễn Thái Học . Một người có chí cả. yêu quê hương . Không lừa bịp đồng bào. Đã đặt chân về VN và sa vào tay giặc. Dù đã khuất, những chiến sĩ Trần Văn Bá, Lê Quốc Quân ,Hồ Thái Bạch mãi mãi là những anh hùng mà tên tuổi đã khắc ghi vào lịch sử oai hùng của người Việt Nam.

Tướng Minh , người mang thân đi giúp nước, đang được Anh Đại Tá Lộc kêu gọi đồng bào đừng trách. Đồng bào không có trách gì Tướng Minh mà đồng bào đã mất niềm tin về công cuộc phục quốc, đồng bào khinh bỉ bọn kháng chiến ma, giả dạng người đi giúp nước để kiếm tiền cho dòng họ vinh thân phì gia. Đồng bào xa lánh sợ hãi cái bạo lực của những người mang danh đi giúp nước.

Anh Đại Tá Lộc nghĩ gì , có chửi thề tiếng nào khi đọc quyển hồi ký “Hành Trinh Người Đi Cứu Nước“ của Kháng Chiến Quân Phạm Hoàng Tùng mà chính ông ta đã viết lời giới thiệu. Ông ta có nhìn thấy cái gọi là “đoàn quân kháng chiến “ rách rưới, đói khát , cô đơn lạc lỏng, thường xuyên bị khủng bố về tinh thần. Chỉ cần có một ý tưởng bi quan là bị tử hình thân vùi nông trong rừng vắng. Ông có nhỏ một giọt nước mắt (cá sấu) nào khi đọc đến đoạn đoàn quân tan hàng lớp chết lớp tự sát và lớp bị sa vào tay giặc chỉ vì một ý tưởng điên rồ của một ông Tướng đầy tham vọng , đầy ảo tưởng, thứ ảo tưởng bệnh hoạn và tham lam.

Khi đọc xong hồi ký số hai của Thuyền Trưởng Phạm Ngọc Lũy mà Anh Đại Tá không nhìn thấy sự bịp bợm của bọn người làm kháng chiến ma. Khi tiền bạc thu được từ đồng bào tỵ nạn quá nhiều thì bắt đầu thanh trừng, cách chức những người đã từng một thời thề non hẹn biển “ Mai nầy chúng ta cùng về Việt Nam “ thì quả tình anh Đại Tá có một đầu óc bệnh hoạn. Anh Đại Tá Lộc có một chút xót thương nào khi Nhạc sĩ Trần Thiện Khải , tác giả bài “Trăng Chiến Khu” phải lén lút ăn dĩa mì xào trong khu chiến. Đói khát, thường xuyên bị khủng hoảng tâm thần thì làm sao mà không nãn lòng chiến sĩ.

Đại Tá Lộc than rằng chữ nghĩa quá độc khi gọi Võ Đại Tôn là Võ Đại Bịp và Kháng chiến Phở Bò. Độc địa cái gì. Chữ nghĩa thể hiện một cách trung thực . Phạm Thu Trước đã làm Đại Tôn thành Đại Bịp . Và tù binh Võ Đại Tôn đã làm cho ông ta mãi mãi là anh hùng. Đoàn viên MT, anh em kháng chiến nói rằng“Ăn bát Phở Hòa rút ngắn đường về “ Qua câu nói trên gọi kháng chiến Phở Bò có gì là xuyên tạc mỉa mai hởi Đại Tá?. Đại Tá còn gợi nên hình ảnh anh em đoàn viên áo đen đứng dưới trời mưa phát báo… mà báo không chịu ướt. Tếu ơi là tếu.

Đại Tá Lộc chỉ là một anh dở hơi, cực đoan và cù lần thêm chút ba phải . Đại Tá nhà ta đau thương và trân trọng cái chết của Tướng Hoàng Cơ Minh . Ông thương luôn những người bị Tướng Minh lùa vào chỗ chết. Thương những người nhẹ dạ nghe lời dụ dổ của Tướng Minh để sống cuộc đời tàn trong những nhà tù khắc nghiệt vô nhân đạo của VC. Thậm chí thương cả những người bị Tướng Minh xử tử. Có nghĩa là Đại Tá thương tất cả. Thương nạn nhân mà cũng thương luôn kẻ giết người. Đại Tá Lộc thiệt là nhân từ . Ông thương MT, thương Tướng Minh, thương luôn Hoàng Cơ Định Lé … tham tiền. Nhưng không hề có một dòng chữ nào hay những giọt nước mắt nào cho những nhà báo đồng nghiệp với nhà văn Giao Chỉ đã ngã gục vì đã thể hiện tuyệt đối tính lương thiện và thiên chức của nhà báo trung thực, uy vũ bất năng khuất. Cũng như chả có một dòng chữ nào hay chỉ là một cái tặc lưỡi tội nghiệp cho những người con của nhà báo Đạm Phong sớm mồ côi cha hay ngậm ngùi cho bà Lê Triết đã có một cái chết oan khiên mà khiến cả đất trời phải sụt sùi nhỏ lệ.

Thành lập MT, kêu gọi kháng chiến, giải phóng hay là phỏng dế rồi chết. Tiền thu như nước. Căn cứ khu chiến chỉ là những vạt rừng vô nghĩa, vô tri được mướn của những Tướng Thái Lan. Nơi đó có những người con yêu của Tổ Quốc, muốn làm một cái gì để đáp đền ơn nhà ơn nước. Bị lừa bịp. Bị đói khát , bị khủng bố . Bị đưa vào đất chết, đất tù . Bắn giết những nhà báo dám nói lên sự thật . Lừa dối đồng bào hơn 14 năm trời và bây giờ vẫn tiếp tục lừa dối . Đại Tá Lộc thay vì ngồi viết những chữ nghĩa vô hồn vô ích để bào chữa cho một cú bịp đời vang danh thế kỷ thì hãy mạnh dạn mời AC Thompson đến trụ sở IRC để chất vấn về phim Terror in Little Saigon.

Ngụy tui chỉ là một người lính chiến thuần túy . Chưa bao giờ là nhà văn hay nhà báo . Nếu nghe theo lời dụ dỗ của bạn bè mà viết báo viết văn, có lẽ bây giờ Ngụy tui đã:”Xương Trắng Miền Quê Ngoại” rồi. Đại Tá Vũ Văn Lộc trái lại ngoài tư cách một người lính , Đại Tá Lộc còn được đời biết đến như một nhà hoạt động xã hội và nhất là nhà văn. Với bút hiệu Giao Chỉ, Đại Tá Vũ Văn Lộc đã viết rất nhiều và đã có sách in. Muốn làm một nhà văn , nhà báo trước hết phải có kiến thức. Kiến thức có thể có được từ trường học ngành báo chí hoặc nghề dạy nghề hoặc do thiên phú . Nhưng quan trọng nhất là lòng trung thực và phải có liêm sỉ.

Dĩ nhiên nhà văn trước hết phải biết Tiếng Việt , phải biết dùng chữ cho đúng . Chữ nghĩa của nhà văn Giao Chỉ rất kinh hoàng: ”Lấy Tro Tàn An Lộc… Viết Chiến sử Bình Long“ Ngụy tui nhớ có buột miệng chửi thề.

Tro Tàn An Lộc ? Trận chiến tại An Lộc đã làm cho Tỉnh Bình Long trở thành Bình Long Anh Dũng . Sự chiến đấu của Sư Đoàn 5 BB. Của Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, của Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù của Liên Đoàn 3 BDQ, của Trung Đoàn 15/SD9BB của SD 21 BB của Địa Phương Quân, Nghĩa Quân và Cảnh Sát Tiểu Khu Bình Long là một thiên anh hùng ca bất tử , là một nét son anh dũng tuyệt vời, được ghi đậm trong dòng chiến sử oai hùng của Quân và Dân Bình Long. Nói tới Bình Long là nói đến sự can đảm, đồng cam cộng khổ từ Tướng đến binh sĩ, là nói đến sự hy sinh và tinh thần quyết chiến của người lính QLVNCH .Chắc chắn chiến sử Bình Long Anh Dũng sẽ không bao giờ phai nhạt trong lòng người dân VNCH, dù còn sống hay đã chết, dù đang sống đời tha hương hay vẫn còn sống dưới đòn thù cs. Dù bị dập dùi, dù bị xuyên tạc, dù nghĩa trang Liên Đoàn 81BCD bị VC xóa dấu vết nhưng hai câu thơ An Lộc Địa Sử Ghi Chiến Tích, Biệt Cách Dù Vị Quốc Vong Thân đã đi lòng dân tộc. Nhà văn Giao Chỉ đã dùng chữ tro tàn để chỉ chiến thắng An Lộc 1972 thật là nhảm nhí.

Tro An Lộc không bao giờ tàn.

Nó âm ỉ , nó đã cháy , nó sẽ cháy trong lòng những người dân yêu Tổ Quốc VN tự do dân chủ.

Nó sẽ mãi mãi cháy trong lòng những người lính chiến QLVNCH dù đã nằm xuống, đã hy sinh, hay ra thân tàn phế đang sống tại quê nhà hay quốc ngoại.

Tro Bình Long Anh Dũng,
Tro Kontum Kiêu Hùng,
Tro Trị Thiên Vùng Dậy,


Mùa hè 1972 mãi mãi là những chiến thắng vang dội của những người con yêu của Tổ Quốc VN.

Tro Long Khánh, Tro Biên Hòa hay Tro Long Thành 1975 đã là những chứng tích chiến đấu tới cùng cho dù phải hy sinh.

Bất cứ ai còn nghĩ mình là người VN, bốn ngàn năm văn hiến, phải đời đời ghi nhớ cuộc chiến đấu chống bọn Bắc cộng là: Vì Dân Chiến Đấu, Vì Nước Hy Sinh“.

Và giờ đây, “Trách Chi Người Đem Thân Giúp Nước“ một lần nữa nhà văn Giao Chỉ đã cổ xúy cho tội ác , dùng chữ nghĩa để lừa bịp, để hóa giải, để chạy tội cho cá nhân Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh và MT. Với ý muốn, người Việt tỵ nạn hãy quên đi quá khứ, quên đi một sự lừa bịp vĩ đại, quên đi một tội ác . Nhà văn Giao Chỉ muốn đem tro (đã) tàn An Lộc để viết chiến sử Bình Long thì bây giờ nhà văn Giao Chỉ muốn thân xác những KCQ bị Tướng Minh tử hình đã nằm tại “chiến khu” dỏm tại Thái Lan hay rải rác trong những khu rừng ở Nam Lào trong bước đường Đông Tiến… để tiến về địa ngục trở thành một thứ tro tàn kháng chiến.

Nhà văn Giao Chỉ viết bài “Trách Chi Người Mang Thân Giúp Nước”, để kêu gọi đồng bào thông cảm cho vị Tướng Quân (HCM) và các Kháng Chiến Quân đã cùng đi vào chỗ chết . Rồi hỏi rằng :” Chúng ta lấy tư cách gì để phê phán họ”. Nhà văn Giao Chi rất bất lương khi đưa những Kháng Chiến Quân yêu nước vào chung với bọn MT và vị tướng lừa bịp đồng bào thành lập kháng chiến dỏm để kiếm tiền. Đồng bào quê nhà hay đồng bào đang sinh sống tại hải ngoại không có ai phê phán gì đến hơn 200 KCQ bị Tướng Minh và MT lừa bịp đưa vào chỗ chết. Chúng tôi thương cảm và ngưỡng mộ những kháng chiến quân đã từ bỏ con đường tự do trước mặt để đi tìm tự do cho hơn 80 triệu đồng bào VN bằng cách dấn thân, chấp nhận hy sinh để phục quốc. Tiếc thay những anh hùng đó đã “trao duyên lầm tướng cướp “ và đã chết hoặc đã sống một cuộc đời tù tội ngút ngàn. Chúng tôi chỉ phê bình những kẻ làm kháng chiến dỏm làm thui chột niềm tin phục quốc của đồng bào hải ngoại. Đồng thời lên án hành động khủng bố tử hình các Kháng Chiến Quân khi họ đã nhìn thấy sự thật trần trụi của kháng chiến dỏm và muốn ra khỏi tổ chức. Đồng thời khinh bỉ bọn KC dỏm, đã dùng bạo lực giết những người cầm bút chân chính . Những ký giả đó, họ chống MT bằng ngòi bút không chống MT bằng súng đạn . Tại sao MT không dùng đài Kháng chiến, tờ báo kháng chiến với những nhà báo chuyên nghiệp như Nguyễn Xuân Nghĩa, Trùng Dương Nguyễn Thị Thái chống lại những nhà báo mà dùng bọn sát thủ K9 để ám sát. Đó là khủng bố . Đó là tội ác.

Nhà văn Giao Chỉ lấy tư cách gì để bênh vực cho bọn khủng bố? Nhà văn Giao Chỉ đã không có một lời nào, dù là một lời thương cảm dành cho nhà báo Đạm Phong, Tú Rua Lê Triết… tệ hơn nữa chưa hề có một lời an ủi, hay một hành động nào khả dĩ giúp cho gia đình những nhà báo quá cố và những đứa con côi cút của họ Nhà Văn Giao Chỉ hãy nói cho Ngụy tui biết hành động giết chết những nhà báo Đạm Phong, Tú Rua… có khác gì bọn VC đã ám sát BS Nguyễn Minh Trí, GS Nguyễn Văn Bông, Nhà Báo Từ Chung, Chu Tử… Nhà văn Giao Chỉ có cảm thấy xấu hổ khi chính mình không làm một cái gì như viết bài , làm phim để giúp đưa thủ phạm giết những nhà báo VN tỵ nạn ra tòa. Khi những phóng viên người Mỹ đã bỏ nhiều công sức để “khai quật “ lại những bí mật, những tội ác mà MT đã cố ý chôn vùi dưới đáy mồ, nhà văn Giao Chỉ lại lớn tiếng chê trách các phóng viên Mỹ là thiếu lương tâm, chỉ muốn nổi tiếng, chứ chẳng phải tìm công lý hoặc yêu thương nạn nhân… vân vân và vân vân.

Ông ta là một Đại Tá QLVNCH được huấn luyên với ba tiêu đề: Tổ Quốc-Danh Dự -Trách Nhiệm. Tổ Quốc thì chúng ta chưa thấy gì nơi người lính Vũ Văn Lộc. Nhưng Danh Dự và Trách Nhiệm thì Đại Tá Vũ Văn Lộc đã vất xuống biển trên đường đào tẩu ngày tàn chiến trận. Ông ta chỉ phê bình, chỉ lớn tiếng chửi rủa bọn phóng viên PBS mà không có bất cứ một phân tích, một chứng cứ gì cả.

Nhà văn Giao Chỉ hãy nhớ rằng: Cổ súy cho tội ác , cũng là một tội ác.
Kỵ Binh NguySaigon