Thứ Ba, ngày 12 tháng 1 năm 2016

Một cuộc bỏ phiếu gần đây của BCT, giới thiệu nhân sự quá tuổi trong BCT được ở lại. Ông Nguyễn Tấn Dũng được rất ít phiếu, số phiếu tệ đến mức không thể nào tệ hơn.

Nếu như căn cứ theo nghị quyết 244 hồi năm 2014 của trung ương Đảng, Bộ Chính Trị có quyền đưa ra ứng cử viên. Ông Dũng không còn hy vọng gì để ở lại.

Bộ Chính Trị do Nguyễn Phú Trọng điều hành đã không giới thiệu ông Dũng tái cử nhiệm kỳ sau. Cùng lúc, nhiều lá đơn tố cáo của các cựu uỷ viên trung ương Đảng như Trịnh Văn Lâu hay cựu uỷ viên Bộ Chính Trị Phan Diễn đưa ra tố cáo Nguyễn Tấn Dũng vi phạm nhiều, đó càng là cái cớ hợp lý để cho BCT loại trừ Nguyễn Tấn Dũng khỏi chính trường.

Những câu khẩu hiệu như vì trong sạch, vững mạnh của Đảng, vì tin yêu của nhân dân đất nước, vì chống tham nhũng, uy tin của Đảng chúng ta cần lựa chọn nhân sự một cách thận trọng....Tất cả đó chỉ là những lời xảo trá, lừa gạt nhân dân để che đậy mục đích tranh giành, hạ bệ lẫn nhau giữa các uỷ viên Bộ Chính Trị.

Nhưng ngoài mục đích tranh giành ra, còn có nhiều uỷ viên BCT mặc dù không có cơ hội để ở lại, họ vẫn sử dụng những câu khẩu hiệu ấy để ngăn cản con đường ở lại của Nguyễn Tấn Dũng.

Những kẻ đằng nào cũng giã từ cuộc chơi chính trường sẽ đi vào quên lãng, bởi thế họ không muốn nhìn một kẻ như họ ở lại chễm trệ trên ngôi cao, dương dương tự đắc tung ra những câu nói táo bạo, khiến dân chúng hoan hô ầm ĩ . Còn những kẻ ở lại thì càng không muốn một người cứng rắn, quyết đoán ở ngôi cao chỉ huy họ. Những kẻ ở lại muốn một vị chỉ huy nhu nhược, ít hiểu biết về mánh khoé làm ăn, để họ dễ thở và dễ kiếm ăn hơn.

Và trong những toan tính như thế, chuyện Nguyễn Tấn Dũng bị các đồng chí của mình trong Bộ Chính Trị loại ra là điều đương nhiên.

Một kẻ bạc nhược, thiêú sinh khí, lẩm cẩm như Nguyễn Phú Trọng ở lại sẽ thoả mãn tâm lý của những người đã về, ông ta không làm được điều gì nổi bật. Đó là điều an ủi cho những người đã bị quên lãng khi về hưu, chả có ai trong lứa họ tài hơn họ cả.

Những kẻ ở lại cũng hài lòng với một vị chỉ huy nhu nhược , giáo điều, suốt ngày ca tụng lý thuyết sách vở như Nguyễn Phú Trọng.

Số phiếu ít ỏi đến tệ hại trong Bộ Chính Trị đồng ý giới thiệu Nguyễn Tấn Dũng ra ứng cử tại đại hội 12 nói lên điều gì.? Như đã nói ở trên, nói nên một điều sự đố kỵ, ganh ghét là tính nổi trội ở các uỷ viên BCT hiện nay. Đó cũng giải thích vì sao suốt từng ấy năm nhiệm kỳ của BCT hiện nay, đất nước chìm trong những mớ hỗn độn về kinh tế, chủ quyền, dân chủ, đối ngoại.

Đến nay thì chẳng ai rõ chắc quan điểm đối ngoại và chủ quyền của BCT nhiệm kỳ 2011-2016 ra sao.? Từng ấy năm vẫn là những câu cũ rích về quan hệ đa phương, láng giềng chung chung. Trong khi Trung Quốc gia tăng hàng ngày xây dựng cát cứ trên những quần đảo Việt Nam, gần đây sự gia tăng của Trung Quốc càng lớn hơn khi thực hiện ngang nhiên những chuyến bay trên vùng biển Việt Nam. Tức là sau khi kiểm soát đường biển, Trung Quốc đang hoàn tất kiểm soát đường không, hoàn thành mục tiêu kiểm soát vùng biển Việt Nam mà Trung Quốc nhận là của họ.

Bộ Chính Trị Việt Nam vẫn không đưa ra quan điểm nào mới, kể cả quốc hội cũng vậy. Duy chỉ có Bộ Ngoại Giao lên tiếng dưới sự chỉ đạo của Chính Phủ.

Nếu ông Dũng trụ lại được làm nhân sự chủ chốt, chắc chắn ông sẽ mang trên mình áp lực từ những thái độ ông đã thể hiện là một người quyết tâm giữ chủ quyền khi đảm trách chính phủ. Ông có thể thoái thác , đánh bài lờ, có thể tráo trở thay đổi thái độ khi đã nắm được chức vụ cao nhất.

Ông Dũng có diễn trò lật lọng ra hay không, điều ấykhông thể khẳng định được vì nó chưa diễn ra, cho dù ông trước đó ông có hứa hão về điều gì đó đi chăng nữa. Tất cả là 50-50.

Một điều chắc chắn, ông sẽ phải mang món nợ mà nhân dân tin tưởng ông là con người thiết tha với chủ quyền đất nước, không chấp nhận đánh đổi chủ quyền để lấy những quan hệ viển vông. Với sự gia tăng xâm lược của Trung Quốc như bây giờ, sức ép lên ông Dũng càng nặng. Một sức ép chính thức cụ thể vào cá nhân ông, không phải vào tập thể chung chung để ông có thể núp được vào đó.

Các nhân tố khác họ ít ra không bị sức ép này, bởi chẳng ai trong số họ có những phát biểu như ông Dũng. Ở trên ngôi vị cao nhất, họ thực hiện chính sách ngoại giao, chủ quyền như các đời tiền nhiệm trước dã làm, không ai có thể bắt bẻ được họ bởi tính kế thừa đường lối, chủ trương, nhất quán của Đảng mà họ sẽ đem ra biện minh.

Nếu như theo sự giới thiệu của Bộ Chính Trị như trên, một nhân sự mang món nợ với nhân dân về chủ quyền sẽ bị gạt ra. Ông ta không có cơ hội chứng minh những điều ông ta nói là thật lòng hay giả dối.

Thay thế vào đó là một người không bị ràng buộc gì về những thái độ đối với chủ quyền, nhân vật đó thoải mái mơ màng trên ngôi cao, với những phát biểu sáo rỗng chung chung về cách mạng, về CNXH cho đến khi hạ cánh điền viên như Nông Đức Mạnh, một người quá lãng nhách để làm bí thư xã, đừng nói là Tổng bí thư.

Dường như các uỷ viên trung ương cũng đọc được sự đố kỵ và toan tính vụ lợi của các cá nhân trong Bộ Chính Trị khi đưa ra nhân vật ứng cử TBT khoá mới. Chính vì vậy, họ đã không đồng ý với phương án nhân sự mà TBT Nguyễn Phú Trọng đưa ra, những uỷ viên trung ương đòi hỏi quyền đưa ra ứng cử viên của họ.

Bộ Chính Trị đã phải lùi bước, khai mạc trung ương 14. Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng buộc phải trình lại phương án nhân sự. Khác với lần trước đưa ra ở hội nghị trung ương 13, là một trường hợp đặc biệt được tái cử. Ở trung ương 14, hội nghị cuối cùng của Ban chấp hàn trung ương đảng khoá 11 lần này. Phương án chốt sau cùng sẽ là '' một số ''. Có nghĩa là từ hai nhân vật quá tuổi trở nên sẽ ở lại.

Cửa mở rộng hơn, sự xuống bước của Nguyễn Phú Trọng sẽ đổi lại cho ông là người tiếp tục giữ chức TBT hay cho người thân cận mà ông giới thệu được trung ương đồng ý cho ra tái cử.

Cánh cửa cũng lại mở ra với ông Nguyễn Tấn Dũng, một số uỷ viên trung ương đã giới thiệu ông ở lại. Nhưng ông có đạt được số phiếu cần thiết để trụ lại ở đại hội tới đây không.? Đó là gian truân của ông ở phía trước.
Được đăng bởi Thanhhieu Hieubui vào lúc 04:19 [@ Blog NBG